Category: Uncategorized

500 ELITE

500 ELITE

Bộ nguồn máy tính Elite 500 là sản phẩm do Jetek nghiên cứu và phát triển, có tính năng vượt trội trong phân khúc công suất 350 / 500W với hiệu suất tối đa lên đến 78%. Một đường ray + 12V với nhiều mạch bảo vệ. Tích hợp quạt làm mát thông minh 120mm, cung cấp đủ lưu lượng gió để làm mát dàn lạnh. Từ quan điểm giá trị và hiệu suất, bộ nguồn Elite 500 là sự lựa chọn chắc chắn, an tâm sử dụng cho các tác vụ thông thường với độ ổn định cao.

Nhà sản xuất: Huetronics JSC

Bảo hành: 36 tháng – Sửa chữa lỗi trong 30 ngày

Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 500.000 VND

Giá bán lẻ ELITE 500:

400ELITE

400 ELITE

Bộ nguồn máy vi tính RM850 80 Plus Gold (850Watt hiệu suất chuẩn Vàng) là sản phẩm của Jetek được cấp phép OEM từ hãng HighPower (với model number: HPS-850GD-F12S). Các kỹ sư của Jetek đã thực hiện cải tiến một số thành phần trong thiết kế để RM850 đáp ứng tốt các yêu cầu của một bộ máy tính cấu hình cao cấp nhất hiện tại (rất phù hợp với các VGA thuộc RTX Series 3 như 3080/3090,… mạnh mẽ, mới ra mắt gần đây).

Là một sản phẩm nguồn máy tính cao cấp, Jetek RM850 cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho những “trận chiến dài kỳ” hay các tác vụ đồ họa, render chuyên nghiệp nhất.

Nhà sản xuất: Công ty CP Huetronics

Bảo hành: 48 tháng – Lỗi đổi mới trong 30 ngày

Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 500.000đ

GIÁ BÁN LẺ RM 850W: 2.899K

400 ELITE

400 ELITE

Bộ nguồn máy tính Elite 400 là sản phẩm do Jetek nghiên cứu và phát triển, có tính năng vượt trội trong phân khúc công suất 350 / 400W với hiệu suất tối đa lên đến 78%. Một đường ray + 12V với nhiều mạch bảo vệ. Tích hợp quạt làm mát thông minh 120mm, cung cấp đủ lưu lượng gió để làm mát dàn lạnh. Từ quan điểm giá trị và hiệu suất, bộ nguồn Elite 400 là sự lựa chọn chắc chắn, an tâm sử dụng cho các tác vụ thông thường với độ ổn định cao.

Nhà sản xuất: Huetronics JSC

Bảo hành: 36 tháng – Sửa chữa lỗi trong 30 ngày

Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 500.000 VND

Giá bán lẻ ELITE 400: 540K

Vì sao những con chim trời nhỏ bé có thể làm hỏng cả máy bay hàng trăm triệu đô?

Mỗi năm, Hiệp hội Hàng không Mỹ (FAA) ghi nhận hơn 10.000 vụ va chạm giữa máy bay và động vật hoang dã, đa số là chim. Chúng có thể gây ra những thiệt hại đến hàng triệu đô và khiến những chiếc máy bay có giá hàng trăm triệu đô phải hạ cánh khẩn cấp, thậm chí là đe dọa tính mạng của phi hành đoàn luôn. Tại sao lũ chim trời nhỏ bé có thể nguy hiểm đến thế nhỉ? Nếu có hứng thú thì mời các bạn cùng mình tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé.

Máy bay di chuyển với vận tốc rất lớn nên va phải chim là cả một vấn đề

Máy bay ngày nay, đặc là các loại trang bị động cơ phản lực thường có tốc độ rất cao. Các mẫu máy bay phản lực thương mại thường có tốc độ hành trình khoảng 8xx-9xx km/h, máy bay chiến đấu thì còn nhanh hơn thế nữa. Ở vận tốc khoảng 900km/h thì lực va chạm của một con chim nặng tầm 1kg sẽ tương đương với động năng từ viên đạn 30mm của pháo chống thiết giáp GAU-8 Avenger.

Mà cái đó là với chim tầm 1kg thôi nhé, bọn thiên nga có thể nặng đến cả chục kg cơ. Những va chạm với chim trời cỡ lớn thường khiến máy bay rách vỏ, vỡ mũi, hỏng radar hoặc rạn nứt hay thậm chí là vỡ kính chắn gió luôn.

Đa số những trường hợp va chạm với chim xảy ra ở độ cao thấp, khoảng vài trăm mét khi máy bay cất hoặc hạ cánh. Tuy nhiên một số loài chim như vịt trời, thiên nga lớn, ngỗng Ấn Độ có thể bay cao 6-8km khiến cho việc va chạm ở độ cao lớn tuy hiếm nhưng vẫn có xảy ra.

Đặc biệt sếu cổ trắng có thể vươn đến độ cao trên 10km. Ở độ cao lớn và không khí loãng, máy bay sẽ bay ở tốc độ cao hơn nhiều so với lúc cất hạ cánh khiến cho những cú va chạm với chim trở nên nghiêm trọng hơn.

Động cơ phản lực mà để chim lọt vào thì xem như toang

Các cánh quạt trong động cơ phản lực quay với tốc độ rất cao. Chậm thì vài nghìn RPM (round per minute – vòng quay mỗi phút), còn nhanh thì có thể lên đến cả trăm nghìn RPM. Thế nên chúng được làm từ những vật liệu nhẹ và siêu bền để kháng lại lực ly tâm. Điển hình như các động cơ của máy bay phản lực thương mại có cánh quạt hút khí làm bằng sợi carbon, các cánh nén khí và cánh turbine thì được làm bằng hợp kim titan.

Tuy nhiên những vật liệu siêu bền đó cũng không thể giúp động cơ phản lực sống sót nếu đang hoạt động mà lại có con chim chui tọt vào trong. Nếu một con chim to cỡ con vịt nhà mà lọt vào khoang nén của động cơ phản lực thì nó sẽ cuốn phăng mấy cánh quạt của máy nén làm hỏng động cơ ngay lập tức. Đồng thời việc này cũng sẽ gây mất cân bằng lực ly tâm khiến khối động cơ vẫn đang quay rung lắc dữ dội. Lúc này thì phi công thường bắt buộc phải hạ cánh khẩn cấp để giữ an toàn cả cho người và máy bay.

Vì sao người ta không làm lưới chống chim cho động cơ phản lực?

Đúng là những tấm lưới có thể ngăn chim bị hút vào động cơ phản lực. Nhiều mẫu trực thăng có các tấm lướt như thế để bảo vệ động cơ turboshaft của chúng khỏi chim. Tuy nhiên cái giá phải trả là hiệu suất của động cơ. Lưới sẽ gây cản khí khiến động cơ nóng hơn và tốn nhiên liệu hơn. Ngoài ra thì nếu chẳng may tấm lưới này bung ra và bị hút vào động cơ thì có khi nó còn nguy hiểm hơn là chim nữa.

Mình có biết một số mẫu máy bay Nga, điển hình như MiG-29 có cửa hút khí phụ bên trên cửa hút khí chính với các thanh chắn có thể chống chim hiệu quả. Lúc cất hạ cánh thì các cửa hút khí chính sẽ đóng lại và các cửa phụ mở ra, chỉ khi lên đến độ cao tiêu chuẩn thì cửa hút khí chính mới được mở. Tuy nhiên kiểu thiết kế này chỉ thích hợp với các máy bay dùng động cơ dạng turbojet, có ống hút khí dài chứ khó mà áp dụng cho động cơ turbofan tiết kiệm nhiên liệu của máy bay thương mại được.

Một số cách đuổi chim của các sân bay

Thật ra thì cách đuổi chim của ngành hàng không cũng không có tiêu chuẩn chung, vì mỗi một sân bay lại có những loài chim khác nhau với những tập tính khác nhau.

Ví dụ như sân bay Tarbes Lourdes Pyrénées ở Pháp thì dùng các màn hình hiển thị hình ảnh đáng sợ để hù dọa chim; sân bay quốc gia Ronald Reagan Washington thì dùng pháo hoa điện tử và phát tiếng chim săn mồi; Một số sân bay khác chiếu tia laser để làm chim khó chịu và đuổi chúng đi; cũng có sân bay sử dụng chó nghiệp vụ để xua đuổi chúng. Ngoài ra thì một số sân bay cũng tìm cách cải tạo khu vực xung quanh sao cho chim không thích, chẳng hạn như đốn sạch cây cỏ và trải đá lên để chúng không có lý do gì để lảng vảng gần khu vực sân bay nữa.

Tuy nhiên dù là dùng biện pháp gì đi nữa thì chúng vẫn tiếp tục gây ra thiệt hại cho ngành hàng không, dù rất hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Cuộc chiến giữa chim và ngành hàng không chắc chắn sẽ còn rất dài. 

Nguồn: Internet

Kinh nghiệm mua laptop cũ cho con học online mà các phụ huynh cần lưu ý

Hiện nay, việc học online trở nên rất phổ biến trong đời sống hàng ngày nên laptop trở thành vật dụng cần thiết trong việc kết nối giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, không ai gia đình nào cũng có điều kiện để mua sắm cho con mình những loại laptop mới. Vì vậy, những lưu ý dưới đây sẽ giúp góp phần quan trọng cho các bậc phụ huynh trong việc chọn mua một laptop cũ giá tốt, chất lượng cho con cái của mình.

Đôi khi, vì lý do nào đó bạn cần phải mua một chiếc laptop đã qua sử dụng, khi đó việc kiểm tra laptop xem còn nguyên vẹn không, có gặp vấn đề ở đâu không, có đáng với số tiền bạn bỏ ra không,… là điều rất quan trọng. Kiểm tra laptop cũ không chỉ đơn giản là nhìn bề ngoài, bạn còn phải kiểm tra các yếu tố phần cứng nằm sâu trong máy.

Bên cạnh việc lựa chọn cửa hàng uy tín và cấu hình phù hợp thì một trong những việc quan trọng nhất khi mua laptop đã qua sử dụng là kiểm tra chất lượng. Và nếu như bạn chưa rõ thì bài viết này sẽ gợi ý cho bạn các bước kiểm tra cần thiết khi xem xét một chiếc laptop đã qua sử dụng, qua đó kết luận rằng bạn có nên mua nó hay không. Cụ thể như sau.

1. Hình thức bên ngoài

Việc đầu tiên bạn cần làm là quan sát kỹ một lượt toàn bộ máy xem ngoại hình của nó cũ hay mới, không bị nứt vỡ, xước nhiều hay không, có bị móp méo gì hay không, các khớp kết nối có chắc chắn không và các cạnh viền xem có hở nhiều không.

Nếu một chiếc laptop bị móp méo hoặc xước nhiều chứng tỏ người dùng trước không mấy trân trọng chiếc máy, thường xuyên làm rơi hoặc quăng quật. Vì vậy, độ bền cũng như độ ổn định của máy sẽ giảm đi rất nhiều. Nếu các viền của máy bị hở nhiều có thể máy đã được tháo lắp nhiều lần, bạn có thể cân nhắc hướng sang những chiếc máy khác.

Hãy thử đóng mở máy vài lần để cảm nhận độ gập bản lề kết nối màn hình với thân máy. Nếu quá lỏng hoặc quá cứng đều sẽ ảnh hưởng tới quá trình sử dụng máy, nhất là cứng quá thì dễ làm bung chân ốc, bẻ vỡ vỏ máy.

Nếu chiếc laptop còn nguyên tem của các nhà phân phối lớn như Digiworld, FPT, Thế Giới Di Động , Vĩnh Xuân, Viettel… thì bạn có thể an tâm rằng máy chưa bị tháo ra sửa chữa từ khi mua mới.

2. Cấu hình

Dù mua máy mới hay cũ, bạn cũng cần kiểm tra xem cấu hình laptop có đúng như người bán công bố không. RAM, dung lượng ổ cứng, chip có đáp ứng được nhu cầu công việc của mình không. Có khá nhiều cách để kiểm tra cấu hình máy, thông qua lệnh trên máy, sử dụng phần mềm,…

Phần mềm CPU-Z cung cấp nhiều thông tin chi tiết về cấu hình. Với phần mềm này, bạn có thể biết chi tiết về CPU (tên CPU, tốc độ các nhân, tốc độ bus), bo mạch (hãng sản xuất, model, BIOS, ngày sản xuất mainboard), bộ nhớ RAM (kích thước bộ nhớ RAM, chuẩn loại RAM, dung lượng và BUS), Card đồ hoạ (Onbroad, Nvidia, AMD,..)

Ngoài ra còn một cách đơn giản hơn để kiểm tra cấu hình laptop bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Windows + R và gõ lệnh “dxdiag” nhấn ENTER.

Cần lưu ý trong quá trình test máy, cấu hình máy càng cao thì trải nghiệm của nó càng tốt, không thể máy cấu hình rất cao, đắt tiền nhưng xử lý các tác vụ cơ bản lại quá chậm.

3. Màn hình

Đầu tiên bạn hãy kiểm tra độ sáng tối, đưa độ sáng màn hình lên tối đa. Sau đó thử thay đổi màu sắc hiển thị của chiếc laptop bằng phần mềm Dead Pixel Locator http://www.astris.com/dpl/ để nhận biết các lỗi trên màn hình.

Các lỗi thường gặp đối với màn hình cũ bao gồm: sọc màn hình, màn tối, màn có đốm sáng, lỗi hở sáng (màn hình sáng hơn ở góc), màn có điểm đen không hiển thị (điểm chết), màn mưa, … Bạn không nên chọn mua laptop có màn hình không tốt gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng, sau này sẽ khiến bạn tốn thêm 1 khoản kinh phí khi thay màn hình laptop mới đấy!

4. Bàn phím và Touchpad

Khi kiểm tra bàn phím, bạn khởi động chương trình Word hoặc Notepad ở trên máy tính, gõ tất cả các phím chữ, số và ký tự xem có liệt nút nào không, các chữ số gõ có nhạy hay không, độ nẩy của phím còn tốt không.

Để test toàn bộ bàn phím, bạn có thể vào Google gõ tìm kiếm “test keyboard” sẽ có rất nhiều trang web hỗ trợ test phím các bạn chỉ cần truy cập vào và test từng phím một.

Đối với Touchpad, bạn kiểm tra độ nhạy của nó bằng cách sử dụng nó với các tác vụ bình thường, bấm thử nút chuột trái và nút chuột phải nhiều lần để đảm bảo touchpad không bị liệt, không nhạy. Một số laptop khi touchpad bị nóng có thể bị loạn cảm ứng. Ngoài ra, thiết kế của nhà sản xuất laptop về touchpad cũng cần phải lưu tâm đến, về vị trí đặt, độ rộng, độ trơn nhạy, software đi kèm để có sự trải nghiệm một cách tuyệt vời nhất.

5. Tình trạng ổ cứng

Ổ cứng laptop là thành phần quan trọng bậc nhất cần kiểm tra khi bạn lựa chọn mua laptop đã qua sử dụng, vì “sức khỏe” ổ cứng không nhìn được như màn hình hay gõ thử được như bàn phím, do vậy ta phải dùng phần mềm để kiểm tra.

Bạn có thể kiểm tra bằng cách cài phần mềm Hard DiskSentinel Pro để kiểm tra ổ cứng. Nếu khi test thấy được 100% thì ổ cứng thường vẫn hoạt động tốt, nếu dưới 100% thì ổ cứng đấy đang bắt đầu có vấn đề.

Tuy vậy sức khoẻ ổ cứng hiện 100% nhưng vẫn có rủi ro, tốc độ đọc/ghi ổ cứng quá chậm cũng khiến máy hoạt động ì ạch, khởi động chậm, trong quá trình sử dụng người dùng có thể cảm nhận thấy điều này. Nhiệt độ ổ cứng cần dưới 50°C là tốt nhất.

Lưu ý phần mềm trên không thể kiểm tra chính xác được sức khoẻ ổ cứng SSD. Do đó, nếu laptop có sử dụng SSD thì ta có thể dùng thêm phần mềm Crystal Disk Info để kiểm tra các thông số như: tình trạng sức khoẻ, nhiệt độ ổ cứng, dung lượng đã ghi, số giờ hoạt động,…. ổ cứng SSD do có chu kì ghi dữ liệu là có hạn nên thông số Dung lượng đã ghi là rất quan trọng, càng thấp càng tốt.

6. Pin và thiết bị sạc

Pin và sạc là thành phần rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến bo mạch laptop. Vì pin nguồn cũ thường đã bị chai một phần, do đó chúng ta phải kiểm tra kỹ. Nếu mua phải laptop pin đã chai quá nhiều sẽ rất nhanh phải thay pin mới. Các phần mềm test pin như BatteryMon, BatteryBar,… cũng rất hữu ích, hiển thị dung lượng còn lại và độ chai pin, nhưng thời lượng sử dụng pin thực tế mới là thứ cần quan tâm nhất để có thể phù hợp với nhu cầu người dùng, vì vậy chúng ta có thể làm theo cách sau:

– Nhấp chuột vào biểu tượng hình cục pin ở góc phải phía dưới màn hình, lúc này xuất hiện một bảng % pin, bạn mở 1 chương trình nào đó, tốt nhất nên mở video bất kỳ, chạy thử 10 phút nếu lượng pin tụt nhanh thì bạn phải xem xét. Nếu trong vòng 10 phút đó chỉ tụt dưới 5% thì pin vẫn còn tương đối tốt. Sau đó bạn có thể tự ước lượng thời gian sử dụng pin từ 100% xuống 0% mất bao lâu.

Cách sửa pin laptop bị chai không nhận pin

– Tiến hành sạc pin. Giả sử pin đang còn 45%, sau 10 phút sạc dung lượng pin lên 50% – 60% thì pin tốt. Ngược lại nếu dung lượng pin chỉ sạc 5 phút đã tăng lên 70-80% thì chứng tỏ pin không đạt được dung lượng tối đa, đã bị chai khá nhiều. Nếu vẫn chọn laptop đó rồi thì bạn nên yêu cầu cửa hàng thay viên pin khác tốt hơn.

Với sạc, ta chỉ cần tháo pin, cắm sạc và sử dụng máy ở hiệu suất cao sau 30 phút mà không có vấn đề gì xảy ra thì chúng ta hoàn toàn yên tâm.

7. Loa laptop

Một chiếc laptop bình thường được trang bị hai loa bố trí ra hai bên máy, có thể mặt hoa hướng lên trên hoặc xuống dưới tùy theo từng loại máy.

Để kiểm tra, bạn hãy thử mở một bài hát mà bạn hay nghe để tận hưởng âm thanh của nó. Tăng âm lượng lên hết cỡ và lắng nghe xem loa có bị rè không. Bạn nên ghé tai vào nghe cả hai bên loa và đừng quên cắm tai nghe để xem cổng tai nghe có tốt không nhé.

8. Nếu laptop có trang bị card đồ họa

Để kiểm tra xem tình trạng của card đồ họa trong laptop, bạn có thể dùng đến phần mềm Furmark. Đây được xem là lựa chọn rất tốt cho việc kiểm tra độ ổn định của card đồ hoạ.

Khi khởi chạy, Furmark sẽ tiến hành render các cảnh 3D nặng và tính toán các công thức phức tạp để GPU hoạt động 100% công suất, nhiệt độ GPU ở mức ổn định dưới 90°C trong thời gian dài mà không gặp bất kỳ tình trạng nào thì card còn tốt.

9. Wi-Fi và các cổng kết nối

Để biết Wi-Fi của laptop còn hoạt động tốt hay không, bạn kết nối laptop với Wi-Fi và bắt đầu quá trình truy cập internet. Nếu không có hiện tượng ngắt quãng hay mất kết nối đột ngột thì chứng tỏ card Wi-Fi của máy vẫn còn tốt.

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra khả năng thu sóng Wi-Fi của máy bằng cách hãy để ý những mạng Wi-Fi trong danh sách có thể kết nối. Nếu thấy có nhiều mạng Wi-Fi và sóng Wi-Fi giảm dần từ trên xuống dưới thì chứng tỏ khả năng thu sóng Wi-Fi của card còn tốt. Nếu trong khu vực chỉ có 1 bộ phát Wi-Fi thì chúng ta nên thử kết nối ở nhiều vị trí trong phòng hoặc có thể so sánh với một chiếc laptop khác, hoặc sử dụng điện thoại để so sánh.

Đối với các cổng kết nối khác như USB, HDMI, VGA, LAN, Jack tai nghe 3.5, DVD,… bạn hãy yêu cầu cửa hàng lấy các thiết bị ngoại vi cắm lần lượt vào các cổng để kiểm tra. Nếu các cổng đều nhận và không bị chập trờn thì dĩ nhiên chúng còn hoạt động tốt. Còn nếu có cổng kết nối nào không hoạt động hoặc hoạt động chập trờn, bạn có thể báo cho nhân viên cửa hàng biết và kiểm tra lại, có thế đó chỉ là thiếu driver hoặc cổng kết nối bị bụi bẩn chứ không hẳn là lỗi phần cứng nào quá nghiêm trọng.

10. Webcam và Micro

Nếu có nhu cầu gọi video qua laptop hoặc học trực tuyến thì webcam và micro là rất cần thiết. Để biết được webcam và micro trên laptop có đang ở trạng thái bình thường hay không, bạn hãy vào trang Google tìm kiếm bằng giọng nói và tiến hành thử nghiệm. Nếu Google tìm kiếm được, chứng tỏ micro còn ổn. Sau đó bạn hãy tiếp tục truy cập vào một trang web test webcam trực tuyến bất kỳ nào đó và thử. Hoặc sử dụng ứng dụng Camera có sẳn.

Ngoài ra, còn nhiều cách kiểm tra khác như gọi video trực tiếp nói chuyện với bạn bè qua Zalo, Facebook,… hoặc mở ứng dụng Voice Recorder có sẵn trên máy tính Windows và ghi âm thử khoảng 10 giây sau đó bật lại đoạn ghi âm đó. Nếu hệ thống ghi âm bình thường chứng tỏ micro của máy vẫn sử dụng tốt,..

11. Mở thử các ứng dụng, phần mềm thường dùng

Để đánh giá chung lại chiếc laptop sắp mua, bạn hãy thử trải nghiệm các phần mềm cơ bản mà mình thường xuyên sử dụng để biết máy có thể chạy tốt những phần mềm đó hay không. Trong quá trình test laptop, hãy luôn để máy chạy với hiệu suất cao như mở nhiều tab Youtube, chạy video với độ phân giải cao xem máy có hiện tượng giật lag hay không. Dĩ nhiên, bạn phải cân đối với cấu hình của máy mà ta đã kiểm tra ở trên. Thật khó thể có thể yêu cầu một chiếc laptop giá rẻ cấu hình thấp có thể chạy quá mượt mà các tác vụ nặng phải không nào?

Xem máy có nóng quá, có bị treo, đơ, giật hay có bị sập nguồn đột ngột hay không. Nếu chạy được khoảng 30 phút mà máy chạy ngon lành thì đã khá là yên tâm rồi đấy.

Trên đây là những bước kiểm tra toàn diện và cơ bản nhất bạn cần làm khi quyết định chọn mua một chiếc laptop đã qua sử dụng. Việc mua đồ cũ cũng kèm theo nhiều rủi ro, bạn nên nhờ một người quen biết về kỹ thuật cùng kiểm tra, hoặc chọn mua ở những nơi có đầy đủ bảo hành, thỏa thuận kể cả hàng cũ để có thể giải quyết những phát sinh sau này. 

Top 10 Phần mềm mà bạn nên cài đặt ngay sau khi cài mới lại Windows

Bạn vừa sắm cho mình một chiếc máy tính mới hay vừa cài mới lại Windows? Đây là danh sách các phần mềm cần thiết cho bạn.

Cho dù bạn vừa mua một chiếc PC mới hay cài đặt mới lại Windows thì tác vụ đầu tiên bạn cần làm ngay sau cài driver chính là cài đặt phần mềm ứng dụng. Mặc dù có hàng tá các chương trình phần mềm tuyệt vời dành cho Windows, nhưng việc biết những chương trình nào là cần thiết và bắt buộc phải có bạn tiến hành việc cài đặt dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Không theo thứ tự cụ thể nào, bài viết này sẽ điểm qua 15 ứng dụng và phần mềm được xem là cần thiết cho Windows mà mọi người nên cài đặt ngay lập tức, cùng với một số lựa chọn thay thế hợp lý khác. Cụ thể như sau.

1. Trình duyệt web: Google Chrome

Không có gì ngạc nhiên khi Google Chrome vẫn là lựa chọn trình duyệt hàng đầu của của đa số người dùng hiện nay. Nó siêu nhanh, bao gồm các tiện ích nhỏ như cho phép bạn tìm kiếm hình ảnh ngay lập tức trên Google và có một thư viện rộng lớn các tiện ích mở rộng. Khả năng Đồng bộ hóa đa nền tảng cho phép bạn mở lại các tab đang duyệt trên máy tính để bàn từ điện thoại và ngược lại, nhìn chung thì đây là một trình duyệt tuyệt vời cho mọi mục đích.

uy nhiên, Chrome không phải không có vấn đề, đơn cử là việc theo dõi tràn lan của Google trong Chrome và nó ngốn rất nhiều RAM. Nhưng tin tốt là bạn vẫn có rất nhiều các lựa chọn trình duyệt tuyệt vời khác để thay thế, như Firefox và Opera.

Ngay cả Microsoft Edge cũng bắt đầu sử dụng nền tảng Chromium, vì vậy hãy thử qua nó nếu bạn thích cách tiếp cận của Microsoft hơn của Google.

Các gợi ý: Google Chrome (miễn phí), Firefox (miễn phí) và Opera (miễn phí).

2. Lưu trữ đám mây: Google Drive

Nếu bạn chỉ chọn cài đặt và sử dụng một dịch vụ lưu trữ đám mây, thì Google Drive là dịch vụ bạn nên cài đặt. Nó cung cấp 15GB bộ nhớ miễn phí, được chia sẻ cùng với với Google Photos và Gmail.

Google Drive cung cấp ứng dụng hỗ trợ cho mọi nền tảng chính, vì vậy bạn có thể mang các tệp tin của mình đi bất cứ đâu. Ngoài việc đồng bộ hóa các tệp bạn đặt trong thư mục Google Drive chuyên dụng, ứng dụng dành cho máy tính để bàn cũng giúp bạn dễ dàng sao lưu các thư mục, tập tin và các dữ liệu từ các thiết bị bên ngoài.

Việc chia sẻ tệp tin với người khác cũng rất dễ dàng, ngoài ra dịch vụ này cũng hoạt động tốt với với các ứng dụng khác của Google. Cho dù bạn sử dụng nó như một phần của kế hoạch sao lưu của mình, làm ổ đĩa “flash đám mây” hay để thiết lập các thư mục chia sẻ với người khác, Google Drive là một lựa chọn khá hoàn hảo.

Nếu kết hợp với OneDrive được tích hợp sẵn trong Windows 10 hoặc một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí khác, bạn có thể nhận được nhiều dung lượng lưu trữ và phân tách các tệp tin của mình một cách hợp lý theo dịch vụ.

3. Nghe nhạc trực tuyến: Spotify

Ngày nay, các dịch vụ phát nhạc trực tuyến nhạc gần như loại bỏ hoàn toàn nhu cầu mua từng album về mặt vật lý hoặc kỹ thuật số. Có rất nhiều dịch vụ phát nhạc trực tuyến trên thị trường, nhưng tôi nghĩ rằng lựa chọn cần thiết cho Windows chính là Spotify.

Gói miễn phí có quảng cáo của nó cho phép bạn nghe bao nhiêu nhạc tùy thích và nếu có nhu cầu thì có thể mua một số gói Spotify Premium để thỏa lòng đam mê. Spotify cũng là nơi lưu trữ hàng trăm podcast, giúp mọi thứ bạn cần đều có sẵn ở một nơi một cách thuận tiện.

Spotify cũng có ứng dụng dành cho Windows khá chuyên dụng, không giống như một số đối thủ cạnh tranh của nó. Tuy nhiên, nếu bạn đã “đầu tư” vào một hệ sinh thái khác, Apple Music hoặc YouTube Music có thể là lựa chọn tốt hơn cho bạn.

4. Ứng dụng văn phòng: LibreOffice

Dù muốn hay không thì cũng có lúc bạn sẽ cần một công cụ cho phép bạn làm việc với các tài liệu, bảng tính và bản trình bày. Bạn có thể nghĩ rằng việc trả tiền để sở hữu Microsoft Office là cách duy nhất để làm điều này thì rất có thể bạn đã… sai lầm.

LibreOffice là một bộ ứng dụng văn phòng hoàn toàn miễn phí và mạnh mẽ bao gồm các lựa chọn thay thế cho Microsoft Word, Excel, PowerPoint, Access,… Khi bạn đã quen với một vài khác biệt nhỏ về mặt thẩm mỹ từ MS Office thì bạn sẽ dễ dàng hoàn thành công việc của mình với LibreOffice.

Nếu trước đó bạn đã sử dụng OpenOffice thì tin không vui là nó đã ngừng được phát triển. Và nếu bạn không muốn sử dụng LibreOffice, hãy thử FreeOffice. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng web như Word Online hoặc Google Documents, nhưng tôi khuyên bạn nên tập trung vào các bản tải xuống đầy đủ cho máy tính để có thể thoải mái hơn trong việc sử dụng.

5. Trình phát media: VLC

Nhờ sự phổ biến của YouTube, bạn có thể không xem video được lưu trữ trên ổ cứng quá thường xuyên. Tuy nhiên, mọi người vẫn nên giữ một trình phát video trong máy tính để khi bạn cần phát các tệp đa phương tiện được lưu trữ cục bộ trên máy tính. Ngay cả khi nó không phải là một trong những lựa chọn bạn nghĩ là cần tải xuống và cài đặt ngay trên máy tính mới, nhưng nó vẫn sẽ có ích cho bạn vào một ngày nào đó.

Đối với tác vụ này, không có gì đánh bại được VLC MediaPlayer. Phần mềm này có rất nhiều tính năng và có khả năng phát gần như mọi định dạng video và âm thanh bạn có thể tưởng tượng được.

6. Trình nén và xả nén gói tin: 7-Zip

Mặc dù Windows đã trang bị sẳn tính năng nén và xả nén tệp tin với định dạng ZIP nhưng nếu định dạng này không đáp ứng được nhu cầu của bạn thì có lẽ bạn nên cần một công cụ mạnh mẽ hơn.

7-Zip là được xem là “tiêu chuẩn vàng” cho các ứng dụng nén và giải nén tệp. Nó nhỏ và cài đặt chỉ trong vài giây, dễ sử dụng và không bị vướng bận khi bạn không sử dụng. Thêm vào đó, nếu bạn cần các tính năng nâng cao thì bạn vẫn sẽ tìm thấy chúng trong 7-Zip.

Hạn chế duy nhất của 7-Zip là ngoại hình khá cũ kỹ. Nếu bạn không thể vượt qua điều đó, hãy xem qua PeaZip, đây là một công cụ tương tự với giao diện hấp dẫn hơn nhiều. Dù bằng cách nào, bạn chắc chắn không cần phải trả tiền cho các công cụ như WinRAR.

7. Ứng dụng trò chuyện: Rambox

Rất có thể bạn sẽ sử dụng ít nhất một dịch vụ nhắn tin để giữ liên lạc với bạn bè. Mặc dù có rất nhiều tùy chọn để lựa chọn cài đặt nhưng có vẻ không có cách nào để có thể chọn ra dịch vụ nhắn tin tốt nhất, bởi vì tất cả điều phụ thuộc vào những gì bạn và bạn bè của mình sử dụng. Vì vậy, tại sao không gom tất cả chúng vào cùng một nơi?

Rambox là lựa chọn của tôi dành cho ứng dụng nhắn tin tốt nhất trên Windows. Nó cho phép bạn thêm tài khoản từ hàng chục dịch vụ nhắn tin phổ biến, bao gồm WhatsApp, Facebook Messenger, Skype, Telegram, GroupMe, Hangouts, Discord và nhiều dịch vụ khác.

Ứng dụng chỉ cần thêm một tab mới cho mọi dịch vụ bạn sử dụng, cho phép bạn cập nhật mọi nhóm trong một cửa sổ. Nó bao gồm một số tính năng bổ sung giúp nó hữu ích hơn so với việc mở các ứng dụng này trong trình duyệt của bạn và bạn có thể dễ dàng chuyển đổi qua các trình trò chuyện nếu muốn.

Mặc dù gói miễn phí của Rambox có một số hạn chế, nhưng nhìn chung nó cung cấp miễn phí nhiều tính năng hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Franz.

8. Trình quản lý mật khẩu: Bitwarden

Bạn không thể tự tin rằng mình chỉ cần dùng một mật khẩu, được coi là “đủ manh” để sử dụng cho tất cả mọi tài khoản của mình trên internet. Thêm vào đó, việc ghi nhớ tất cả là điều không thể. Đó là lý do tại sao bạn cần một trình quản lý mật khẩu. Đó được xem là một “két sắt dịch vụ” an toàn giúp quản lý tốt mật khẩu cho bạn, và nó được khóa lại bởi một tài khoản duy nhất.

Bitwarden là trình quản lý mật khẩu miễn phí tốt nhất và là một trong những phần mềm quan trọng nhất mà bạn nên tải xuống và cài đặt. Ngoài ứng dụng dành cho máy tính để bàn, Bitwarden cũng có sẳn phiên bản tiện ích mở rộng Bitwarden cho trình duyệt mà bạn chọn để dễ dàng tự động điền mật khẩu.

9. Sao lưu: Backblaze

Sao lưu PC của bạn là điều cần thiết, vì nếu chẳng may như có thiên tai, đột nhập hoặc tấn công bằng phần mềm độc hại làm xóa sạch tất cả các tệp dữ liệu trên máy tính của bạn. Lúc này, bạn sẽ nhận thấy việc sao lưu dữ liệu là một hành động đáng trân trọng.

Tôi khá thích Backblaze, và gợi ý nó như một dịch vụ sao lưu cần thiết cho Windows 10. Chỉ với vài đô la một tháng, dịch vụ này sẽ sao lưu mọi thứ trên PC của bạn, cũng như bất kỳ ổ đĩa ngoài nào bạn kết nối, vào đám mây Backblaze. Bạn không phải lo lắng về việc chọn những gì sẽ được sao lưu và cũng không có giới hạn về kích thước dữ liệu sao lưu của bạn.

Mặc dù đây là ứng dụng duy nhất trong danh sách này không có tùy chọn miễn phí, nhưng việc sao lưu rất đáng để bạn mở ví ra.

10. Quản lý lưu trữ: TreeSize Free

Mọi người đều biết sự rắc rối của việc sắp hết dung lượng lưu trữ. Đó là lý do tại sao một trong những ứng dụng khác mà bạn nên cài đặt trên Windows là trình phân tích ổ đĩa.

TreeSize Free là lựa chọn cách đơn giản để tìm ra thứ gì đang chiếm nhiều dung lượng trên máy tính của bạn. Đơn giản chỉ cần mở nó và cho nó biết ổ đĩa nào cần quét và nó sẽ sắp xếp tất cả các thư mục trên PC của bạn dựa trên dung lượng của chúng. Sau đó, bạn có thể xem các tệp lớn nhất trên máy tính của mình và thực hiện hành động để xóa hoặc di chuyển chúng cho phù hợp.

Đừng lãng phí thời gian cố gắng tìm kiếm thủ công các thư mục và tìm các tệp lớn, hãy để tiện ích thiết yếu này làm điều đó cho bạn.

Tóm lại

Như đã nói, trên đây hầu hết là các ứng dụng phần mềm được xem là cần thiết cho Windows 10 mà mọi người nên cài đặt ngay lập tức và chúng hầu như đều miễn phí. Nếu bạn không thích một trong những lựa chọn trên, bạn có thể tìm một giải pháp thay thế phù hợp mà không gặp nhiều khó khăn. Hầu hết mọi người điều sử dụng qua các chương trình trên và đánh giá cao chúng hơn phần mềm mặc định được cài đặt trên Windows 10.

Bây giờ bạn đã biết phần mềm nào cần thiết này cho PC của mình rồi đấy, nếu có lựa chọn nào bạn cảm thấy ưng ý, hãy nêu cho mọi người cùng tham khảo nhé. 

Hướng dẫn xóa file tạm thời trên Windows 10, giải phóng dung lượng ổ cứng cho máy tính

Windows temp file hay file tạm thời là những file được tạo ra bởi một số chương trình và ứng dụng đang chạy trên Windows 10. Các file này sẽ ngay lập tức trở thành file rác sau khi hết giá trị sử dụng, lâu ngày nó sẽ càng chồng chất và lấp đầy dung lượng ổ cứng của bạn. Chính vì thế, nếu như bạn đang có ý định dọn dẹp ổ cứng để giải phóng dung lượng thì file tạm thời chính là file mà bạn cần phải xóa. Sau đây Jetek xin hướng dẫn các bạn cách để xóa các file tạm thời trên Windows, giải phóng dung lượng ổ cứng cho máy tính.

Cách 1: Sử dụng Disk Cleanup

Disk Cleanup là một công cụ chính chủ của Windows 10 cho phép bạn nhanh chóng xóa các file rác đang tồn đọng bên trong máy tính. Để sử dụng công cụ này, các bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Mở Start Menu, gõ Disk Cleanup rồi Enter.

xóa file tạm thời

Bước 2: Bạn chọn ổ đĩa C (ổ đĩa cài Windows) rồi chọn OK.

xóa file tạm thời

Bước 3: Chọn vào 3 ô như trong hình rồi chọn OK.

xóa file tạm thời

Bước 4: Một cửa sổ xác nhận sẽ hiện lên, bạn chọn Delete Files để xác nhận xóa file.

xóa file tạm thời

Cách 2: Xóa file tạm thời bằng ứng dụng Settings

Bước 1: Bấm Windows + I mở Settings, sau đó chọn mục System.

xóa file tạm thời

Bước 2: Chọn mục Storage, rồi chọn mục Temporary files ở bên phải.

xóa file tạm thời

Bước 3: Một danh sách các file mà Windows xem xét là file tạm thời sẽ hiện lên, tại đây bạn chọn vào ô các file mà bạn muốn xóa rồi chọn Remove files.

xóa file tạm thời

Cách 3: Xóa file tạm thời bằng cách thủ công

Nếu như bạn chuộng việc xóa file tạm thời theo cách truyền thống thì bạn có thể sử dụng File Explorer. Tuy nhiên, thay vì bạn phải đi lục tìm từng vị trí một trong hệ thống thì bạn có thể sử dụng công cụ Run để tới thẳng thư mục mà Windows đang giữ những file tạm thời này.

Bước 1: Bấm Windows + R, sau đó copy paste %temp% vào rồi Enter.

xóa file tạm thời

Bước 2: Một thư mục chứa các file tạm thời sẽ hiện lên. Bạn bấm Ctrl + A để chọn tất cả rồi bấm Delete để xóa.

xóa file tạm thời

Nếu trong quá trình xóa có file nào hiển thị là không xóa được do đang trong quá trình sử dụng thì bạn cứ chọn Skip.

xóa file tạm thời

Việc xóa các file tạm thời không chỉ giúp giải phóng dung lượng cho ổ cứng, mà nó còn giúp cho PC của bạn chạy nhanh hơn nếu như PC của bạn đang hoạt động chậm nữa đấy.

Nguồn: Internet

Top 10 Ứng dụng và phần mềm Windows không cần thiết mà bạn nên gỡ cài đặt

Trong số tất cả các phần mềm, ứng dụng trên máy tính của bạn, có bao nhiêu chương trình mà bạn thực sự sử dụng thường xuyên?

Dường như hầu hết mọi người luôn giữ một lượng lớn phần mềm không cần thiết được cài đặt trên hệ thống máy tính của họ. Mặc dù một số ứng dụng này đã lỗi thời hoặc ít khi sử dụng, nhưng cũng có những ứng dụng khác chủ yếu là bloatware cài sẵn trên Windows, phần mềm độc hại hoặc rác linh tinh khác mà nhiều khi người dùng không hề để ý đến sự tồn tại của nó trên máy tính của mình.

Mặc dù có thể bạn sẽ muốn gỡ bỏ bớt các ứng dụng và phần mềm không cần thiết, nhưng lại không biết nên gỡ bỏ cái nào thì bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một số lựa chọn. Chúng ta hãy cùng xem xét nhé.

Cách kiểm tra các phần mềm và ứng dụng đã cài đặt trên Windows

Thật dễ dàng để xem lại các phần mềm và ứng dụng đã cài đặt trên hệ thống của bạn trong Windows 10 và Windows 11. Chỉ cần mở Settings và đi đến phần Apps > Apps & features. Tại đây, bạn sẽ thấy danh sách mọi thứ đã được cài đặt trên PC của mình.

Những người dùng Windows 8.1 hoặc Windows 7 có thể nhấp vào nút Start và nhập nội dung tìm kiếm “Programs and Features” để mở chức năng quản lý các phần mềm và ứng dụng đã cài đặt. Thao tác này sẽ mở ra một danh sách tương tự, nơi bạn có thể xem lại mọi thứ hiện được cài đặt trên hệ thống của mình.

Để xóa một phần mềm, chỉ cần nhấp để đánh dấu phần mềm đó và chọn Uninstall. Tùy thuộc vào phần mềm, nó có thể gỡ cài đặt ngay lập tức hoặc yêu cầu bạn chuyển qua một số hộp thoại của riêng chúng.

Bây giờ, hãy xem những ứng dụng bạn nên gỡ cài đặt khỏi Windows, tất nhiên là hãy xóa bất kỳ ứng dụng nào bên dưới nếu chúng nằm trên hệ thống của bạn!

1. QuickTime

QuickTime là trình phát video của Apple. Mặc dù nó vẫn là một chương trình hiện tại vẫn còn hiện diện trên macOS nhưng công ty đã không hỗ trợ phiên bản dành cho Windows kể từ năm 2016.

Ngay sau khi Apple thông báo ngừng cập nhật QuickTime cho Windows, Trend Micro đã thông báo rằng, phần mềm này có một vài lỗ hổng nghiêm trọng. Và vì Apple sẽ không bao giờ vá những lỗi này nên việc cài đặt QuickTime sẽ không an toàn nữa.

Chính vì thế, việc xóa QuickTime sẽ không gây ra bất kỳ lỗi nào đến iTunes vì phần mềm này không “dựa” vào nó. Nếu bạn cần một sự thay thế cho QuickTime, hãy sử dụng VLC, nó sẽ là lựa chọn hoàn hảo vì “chơi” được khá nhiều thứ hay ho.

2. CCleaner

CCleaner đã từng là một ứng dụng Windows rất đáng tin cậy để dọn dẹp rác, nhưng danh tiếng của nó đã xuống dốc sau khi được Avast mua lại. Các vấn đề phát sinh làm cho người dùng khó chịu bao gồm cập nhật bắt buộc mà không được phép, thu thập dữ liệu tự kích hoạt sau khi khởi động lại hệ thống và nhất là việc bản thân nó lại vô tình phân phối các phần mềm độc hại trong lúc cài đặt mới.

Mặc dù đến nay, CCleaner đã có nhiều thay đổi và vẫn làm phần mềm dọn dẹp khá hiệu quả nhưng tôi thấy rằng nó đã không còn cần thiết nữa. Bạn sẽ tìm thấy các công cụ dọn dẹp phù hợp và tốt hơn ở những lựa chọn khác, bao gồm cả những công cụ được tích hợp sẵn trong Windows như Disk Cleanup.

3.Các phần mềm dọn dẹp rác hệ thống

Nhiều người đã cài đặt (hoặc vô tình cài đặt) một vài các ứng dụng dọn dẹp PC tại một thời điểm nào đó. Phần lớn các sản phẩm này từ vô dụng đến có hại, vì các trình dọn dẹp Registry không cải thiện hiệu suất của Windows chút nào.

Nếu bạn tìm thấy các phần mềm rác như MyCleanPC hoặc PC Optimizer Pro trong danh sách ứng dụng đã cài đặt của mình, bạn nên xóa chúng.

4. uTorrent

uTorrent từng được coi là “tiêu chuẩn vàng” của phần mềm torrent. Tuy nhiên, đã có một loạt các vấn đề xảy ra trong nhiều năm khiến nó không còn là lựa chọn đáng tin cậy nữa.

Ngoài việc quảng cáo được nhồi nhét vào giao diện, uTorrent cũng cài cắm thêm các gợi ý ưu đãi cho các công cụ phần mềm khác, điều này thật khó chịu. Hành vi tồi tệ nhất của nó phải kể đến là việc xảy ra vào năm 2015, đây được xem là vấn đề kinh khủng nhất, khi ứng dụng bị phát hiện đã tích hợp thêm phần mềm khai thác tiền điện tử mà không cho người dùng biết. Điều này làm lãng phí tài nguyên hệ thống của người dùng trong nền để kiếm tiền cho công ty, được cho là để giúp đỡ cho một số quỹ từ thiện.

Chính vì thế, không có lý do gì để bận tâm với uTorrent bây giờ nữa. Tôi nghĩ nếu bạn đã cài đặt uTorrent thì hãy gỡ nó đi và sử dụng qBittorrent là tốt nhất, vì nó hoàn toàn miễn phí.

5. Adobe Flash Player và Shockwave Player

Adobe Flash Player không còn được hỗ trợ kể từ tháng 1 năm 2021. Mặc dù hiện tại nó đã bị chặn trong tất cả các trình duyệt hiện đại nhưng bạn vẫn nên gỡ cài đặt các bản cài đặt Flash cục bộ của nó trên máy tính. Điều này sẽ giúp bạn an toàn trước mọi vấn đề bảo mật trong tương lai, vì Adobe không còn cập nhật nó nữa.

Một plugin thời gian chạy tương tự đó là Adobe Shockwave Player cũng đã bị ngừng cung cấp vào năm 2019. Công ty không còn cung cấp nó để tải xuống và bạn rất khó tìm thấy trang web nào cần nó ở thời điểm hiện tại.

Do đó, bạn nên xóa cả Shockwave Player và Flash Player. Cả hai đều là di tích của một thời đại đã qua và ngày nay không còn cần thiết nữa.

6. Java

Java bao gồm hai thành phần: Java trên máy tính để bàn và plugin Java cho trình duyệt (nổi tiếng là có vấn đề về bảo mật). Mặc dù nó đã từng khá phổ biến nhưng ngày nay rất ít trang web sử dụng nó. Tại thời điểm viết bài, W3Techs https://w3techs.com/technologies/details/cp-javaruntime/all/all đã làm một thống kê nhỏ cho thấy rằng chỉ còn dưới 0,02%  các trang web là còn sử dụng Java.

Các phiên bản hiện đại của Chrome và Firefox không hỗ trợ nó, có nghĩa là Java ít gặp vấn đề về bảo mật hơn so với trước đây. Trừ khi bạn là nhà phát triển Android hoặc sử dụng một số phần mềm chuyên dụng dựa trên Java, còn lại thì bạn nên gỡ cài đặt nó. Có thể bạn sẽ không bao giờ nhận thấy sự khác biệt.

7. Microsoft Silverlight

Silverlight cũng là một web framework tương tự như Adobe Flash, và nó đã từng là một thành phần được sử dụng để phát các nội dung đa phương tiện trong trình duyệt web của bạn. Nhiều năm trước, những plugin này rất cần thiết trên rất nhiều trang web. Nhưng bây giờ chúng không còn được dùng nữa vì không còn hữu ích. Theo W3Techs, chỉ còn ít hơn 0,03% các trang web còn sử dụng Silverlight vào đầu năm 2021.

Các trình duyệt hiện đại ngày nay thậm chí không hoạt động với Silverlight, điển hình như Chrome và Firefox đã không hỗ trợ nó trong nhiều năm và nó không bao giờ tương thích với Microsoft Edge. Silverlight chỉ được hỗ trợ chính thức trong Internet Explorer, dù sao cũng chỉ là một phần của Windows 10 vì lý do tương thích. Bạn sẽ không mất gì khi gỡ cài đặt Silverlight đâu.

8. Tất cả các Thanh công cụ và Tiện ích mở rộng “rác”

Khi bạn đang băn khoăn không biết nên gỡ cài đặt gì khỏi Windows 10 thì một trong những “ứng cử viên” sáng giá nhất chính là “rác” trong trình duyệt web của bạn. Mặc dù các thanh công cụ đã từng là một vấn đề phổ biến trước đây, nhưng các phiên bản hiện đại của Chrome và các trình duyệt khác đã rất may mắn chống lại và hầu như loại bỏ chúng. Tuy nhiên, các tiện ích mở rộng rác này vẫn còn trong “tự nhiên”.

Một số các cái tên tiêu biểu như Bing Bar, Google Toolbar, Ask Toolbar, Yahoo! Toolbar, hoặc Babylon Toolbar. Nếu bạn tìm thấy bất kỳ cái tên nào trong số chúng trong trình duyệt web của mình, hãy gỡ cài đặt nó ngay. Sau đó, hãy xem lại các tiện ích bổ sung hoặc tiện ích mở rộng đã cài đặt trong trình duyệt của bạn. Đảm bảo rằng bạn nhận ra và nắm rõ được chức năng của các tiện ích này, vì ngay cả những tiện ích mở rộng đáng tin cậy cũng có thể được bán cho các công ty mờ ám.

9. Các phần mềm Bloatware từ nhà sản xuất

Bloatware thông thường là những phần mềm được cài đặt sẵn trên máy tính, để gỡ chúng người dùng gặp phải một số khó khăn nhất định. Ngoài ra, thông thường bloatware là các phần mềm tiện ích ở dạng dùng thử trong một khoảng thời gian nhất định hoặc được miễn phí sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn. Sau đó nếu muốn tiếp tục sử dụng thì người dùng sẽ phải trả phí.

Các nhà sản xuất thường cài đặt Bloatware của chính họ trên những dòng máy tính khác nhau. Các thương hiệu lớn như Dell, Lenovo, HP hay Apple đều làm như vậy.

Nếu trường hợp trong công việc hay giải trí mà các phần mềm Bloatware từ nhà sản xuất có hỗ trợ thì bạn nên giữ lại, còn nếu nó không có tác dụng gì thì bạn nên gỡ nó đi cho nhẹ máy.

10. Các phần mềm Bloatware từ Windows

Windows 10 được đánh giá là làm rất tốt trong việc hạn chế các chương trình cài đặt trước trên hệ điều hành của mình, tuy nhiên số lượng game trên nó được thiết lặp sẵn lại khá nhiều như Candy Crush Soda Saga, Cooking Fever, Bubble Witch 3, March of Empires, Hidden City: Hidden Object Adventure, Disney Magic Kingdoms.

Với mục tiêu thu hút người dùng, Windows 10 mang đến loạt ứng dụng tải trước trên hệ thống của mình, tuy nhiên điều này khiến máy bạn bị chậm đi đáng kể khi chiếm một lượng không hề nhỏ dung lượng ổ cứng máy.

Một số ứng dụng tải trước có trên Windows 10 có thể kể đến như Movies & TV, Groove Music, Calendar & Mail, Alarms & Clocks, OneNote, Xbox…Do đó, bạn có thể gỡ nó nếu không sử dụng đến.

Tóm lại

Các chương trình trên là không cần thiết vì chúng không còn phục vụ bất kỳ chức năng hữu ích nào cho bạn nữa. Nếu bạn gỡ cài đặt một thứ gì đó và sau đó thấy rằng bạn cần lại nó, bạn luôn có thể cài đặt lại nó, chỉ cần đảm bảo cài đặt mà không có “rác” đi kèm là được! 

Nguồn: Internet

10 Cách sửa lỗi máy tính không kết nối được wifi

Việc sử dụng mạng internet ngày nay khá phổ biến và chắc hẳn đối với người dùng máy tính, laptop cũng đã từng bắt gặp lỗi máy tính không kết nối được wifi khi đang làm việc. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra lỗi này chẳng hạn như tác động của môi trường, phần cứng, hệ điều hành cũng như phạm vị giới hạn của thiết bị Wifi mà bạn đang sử dụng. Trong hướng dẫn dưới đây Jetek sẽ tổng hợp giúp bạn cách để lỗi máy tính không kết nối được wifi theo hướng đơn giản và hiệu quả nhất.

1.Thiết Lập IP Tĩnh Trên Máy Tính, Laptop

Đôi khi vì có quá nhiều thiết bị hoặc do chính hệ thống Wifi trồng chéo trong hệ thống mạng của bạn làm cho Wifi không thể nào cấp IP cho máy tính và laptop được. Đó cũng là nguyên nhân khá phổ biến mà rất nhiều người gặp phải, vậy lựa chọn đặt IP tĩnh cũng là một giải pháp hay giúp bạn khắc phục tạm thời vấn đề trên.
Bước 1: Trước tiên trên giao diện Desktop hãy nhấn chuột phải vào thanh Taskbar chỗ có biểu tượng Network sau đó chọn Open Network and Sharing Center.

sua loi may tinh khong ket noi duoc wifi

Bước 2: Tại đây bạn click vào mạng Wifi đang truy cập  để tiến hành đổi địa chỉ IP.
Lưu ý: Tên mạng Wifi của bạn là gì thì ở phần Connections nó sẽ hiện ra y như vậy.

sua loi may tinh khong ket noi duoc wifi

Bước 3: Trong giao diện của Wifi hãy nhấn vào phần Properties có hình chiếc khiên bên canh, phần này cho phép bạn tùy chỉnh nhiều thông số hơn liên quan đến mạng.

sua loi may tinh khong ket noi duoc wifi

Bước 4: Giao diện Wifi Properties  hiện lên, tìm kiếm dòng có tên là Internet Protocol Version 4 hay còn gọi là IPv4 và click đúp chuột vào trong đó để thiết lập sâu hơn.

sua loi may tinh khong ket noi duoc wifi

Bước 5: Trong mục này có 2 phần là Đổi IP và đổi DNS , tại mục đổi IP là mục đầu tiên bạn chú ý chọn Use the Following IP addresses và thay đổi các con số như trong hình là 192.168.1.x ( với x là từ 2 -> 254), như trong hình là 192.168.1.96.

sua loi may tinh khong ket noi duoc wifi

Lưu ý  tại dòng IP adress 192.168.1.96 thì giá trị 96 bạn có thể thay đổi từ 2 đến 254 miễn sao truy cập được vào mạng, tuy nhiên các bạn nên tránh các số từ 1 đến 10 và tránh cả 255 để không bị lỗi cũng như lại xảy ra lỗi máy tính không kết nối được wifi lần nữa do bị trùng.
Ở dưới bạn có thể để DNS là 8.8.8.8 và 8.8.4.4 cũng được. Sau khi chỉnh sửa hoàn tất bạn chỉ việc OK để xác nhận lại.

2. Khởi Động Lại Máy Tính

Khởi động lại máy tính là cách đơn giản để xử lý mọi vấn đề, không chỉ là lỗi WiFi, mà rất nhiều lỗi vặt khác nữa. Lý do có thể là máy tính hoạt động lâu nên dẫn đến lỗi, hoặc trong quá trình sử dụng Windows vô tình bị xung đột phần mềm, bị lỗi một file gì đó…

3. Kích Hoạt Lại Chế Độ Bât/Tắt WiFi Trên Laptop

Đây được xem là một trong những tác nhân phổ biến khiến máy tính của bạn không vào được WiFi. Nguyên nhân chủ yếu có thể do bạn sơ xuất hoặc ai đó sử dụng laptop của bạn và vô tình tắt thiết bị dò tìm WiFi trên laptop dẫn đến máy tính không thể kết nối mạng internet.

sua loi may tinh khong ket noi duoc wifi 2

Để khắc phục, bạn chỉ cần sử dụng tổ hợp phím tắt để bật thiết bị dò tìm WiFi trở lại. Thông thường, bạn sẽ dùng tổ hợp phím tắt là Fn + Fx (trong đó x có thể là dãy số từ 1 đến 9 tùy theo hãng Laptop mà bạn đang sử dụng). Tuy nhiên mỗi loại máy tính sẽ có vị trí phím tắt khác nhau, có loại thì sử dụng phím cứng nên bạn chú ý nhé.

Laptop Dell: Fn + F2 hoặc PrtScr
Laptop Asus: Fn F2
Laptop Lenovo: Fn F5 hoặc Fn F7
Laptop Acer: Fn F5 hoặc Fn F2
Laptop HP: Fn F12
Laptop Toshiba: Fn F12

4. Khởi Động Lại Modem, Router WiFi

Cũng tương tự như trên máy tính, Modem hay Router WiFi vì một lý do nào đó mà xảy ra sự xung đột khiến máy tính không thể kết nối WiFi hoặc do thiết bị đã hoạt động trong một thời gian dài dẫn tới bị treo… Rất dơn giản, bạn chỉ cần tắt và mở lại Modem, Router WiFi hoặc rút nguồn điện rồi cắm trở lại, khi đó thiết bị sẽ tự động “fix” các xung đột và máy tính bạn có thể kết nối WiFi trở lại bình thường.

sua loi may tinh khong ket noi duoc wifi 3

5. Kết Nối Lại Mạng WiFi

Đôi khi vì một lý do nào đó mà Modem, Router WiFi của bạn bị lỗi và gây ra tình trang không dò thấy mạng WiFi, không thể truy cập được hoặc truy cập được nhưng không vào mạng được. Bạn có thể thử cách xoá WiFi và kết nối lại với WiFi đó.

6. Renew Lại Địa Chỉ IP

Khi bạn truy cập vào một cái router nào đó, máy tính của bạn sẽ được router cấp cho một địa chỉ IP và địa chỉ này có thể thay đổi tùy lúc không phải lúc nào cũng cố định một số do đó mà người ta gọi nó là IP động. Tuy nhiên trong một số trường hợp router lại cấp cùng một dải IP cho hai thiết bị khác nhau dẫn tới tình trạng xung đột và một trong hai hoặc cả máy tính đều không thể vào mạng được.

Giải pháp cho bạn lúc này là “renew” lại địa chỉ chỉ IP máy tính của mình bằng nhấn tổ hợp phím Windows để mở hộp thoại Run và gõ cmd rồi nhấn Enter hoặc OK

sua loi may tinh khong ket noi duoc wifi 4

Hộp thoại Comman Pormpt hiện ra, các bạn nhập các dòng lệnh sau và nhấn Enter sau mỗi dòng lệnh.

net stop dhcp
net start dhcp
ipconfig /release
ipconfig /renew

Sau khi hoàn tất và nhận được kết quả như hình dưới đây, các bạn hãy thử kết nối lại internet.

sua loi may tinh khong ket noi duoc wifi 5

7. Cài Lại Driver WiFi

Tình trạng người dùng tự cài lại Windows và không biết cài driver là điều không phải hiếm gặp, hay thậm chí là cài sai driver cho thiết bị đó. Để kiểm tra lại máy tính đã được cài, cập nhật driver hay chưa, bạn có thể thực hiện như sau:

Bước 1: Từ giao diện sử dụng các bạn nhấn tổ hợp phím Windows và nhập lệnh hdwwiz.cpl rồi nhấn Enter hoặc OK.

sua loi may tinh khong ket noi duoc wifi 6

Bước 2: Giao diện Device Manager mở ra, các bạn nhấp đúp vào Network adapters kiểm tra xem có biểu tượng dấu chấm thang màu vàng hay không. Nếu có biểu tượng màu vàng thì khả năng Driver WiFi chưa được cài đặt hoặc thiết bị nhận Driver sai.

sua loi may tinh khong ket noi duoc wifi 7

Để khắc phục bạn cần truy cập vào trang web hỗ trợ của hãng, tìm danh sách driver cho dòng máy mà bạn đang sử dụng và tải gói Driver WiFi về máy cài đặt. Nghe có vẻ dễ nhưng nếu như bạn thực hiện thấy khó có thể sử dụng công cụ DriverEasy để cập nhật driver máy tính nhanh chóng nhé.

8. Máy Tính Bị Nhiễm Virus

Máy tính bị nhiễm virus dẫn đến tình trạng không vào được WiFi cũng là nguyên nhân khá phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu là do bạn sử dụng các phần mềm không rõ nguồn gốc hoặc không có phần mềm diệt virus bảo vệ. Giải pháp cho bạn lúc này đó là cài lại Windows và sử dụng các phần mềm diệt virus miễn phí cũng như bản quyền để cài đặt cho máy tính một phần mềm phù hợp.

9. Card WiFi Bị Hỏng

Trường hợp chipset WiFi bị hỏng cũng không phải ngoại lệ, tuy nhiên tỷ lệ bộ phận này hỏng khá hiếm. Khi đó bạn không thể làm gì hơn ngoài việc cầm máy tới các trung tâm bảo hành, sửa chữa uy tín để được kiểm tra và thay thế.

sua loi may tinh khong ket noi duoc wifi 8

Ngoài ra, với biểu tượng wifi có dấu chấm than còn có thể do thiết bị mạng như Modem hay router wifi không thể cấp phát địa chỉ IP cho máy.

10. Modem, Router WiFi Bị Hỏng

Bạn cũng cần phải cân nhắc tới việc thiết bị Modem hay Router WiFi bị hỏng. Trong trường hợp này việc dễ nhất bạn có thể làm là gọi nhân viên kĩ thuật của nhà mạng xuống kiểm tra cho bạn. Cách này khá tiện lợi và cực kì tốt cho những ai không rành về máy tính cũng như mạng.

Tổng đài hỗ trợ sự cố mạng Internet:

Viettel: 1800.8098
VNPT: 028.800126
FPT: 1900.6600

Như vậy, trên đây là một số nguyên nhân cũng như cách sửa lỗi máy tính không kết nối được Wifi mà bạn đọc có thể áp dụng cũng như chia sẻ với bạn bè đang gặp phải các tình huống này. Ngoài các các tình huống trên đây, bạn đọc cũng cần chú ý tới ngôn ngữ nhập nhất là khi mật khẩu Wifi dễ bị gõ thành tiếng Việt. Trên đây là hướng dẫn khắc phục lỗi máy tính không kết nối được wifi chủ yếu trên hệ điều hành Windows, còn đối với hệ điều hành Mac, để khắc phục lỗi không kết nối được wifi cũng khá đơn giản, thông qua bài viết hướng dẫn sửa lỗi kết nối Wifi trên Mac trước đó, bạn đọc hoàn toàn có thể nhanh chóng tiếp tục sử dụng máy tính hoàn thành công việc hiện tại của mình.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho WiFi không thể vào được mạng, tuy vậy người dùng cũng có thể tự mình làm theo các cách căn bản như khởi động lại WiFi, cắm lại đây hoặc gọi lên tổng đài để xin trợ giúp về vấn đề wifi không vào được mạng. Tuy nhiên nhờ sự trợ giúp của tổng đài cũng không phải lúc nào được kết quả như ý muốn cũng như chúng ta không thể truyền tải được hết vấn đề. Do đó tự bản thân phải có kiến thức nhất định khi gặp phải trường hợp WiFi không vào được mạng..

Nguồn: Internet

SpaceX chuẩn bị đưa cả biển quảng cáo ra ngoài không gian, cho phép dùng DogeCoin để mua chỗ quảng cáo

Không gian đang nhanh chóng trở thành vùng đất sinh lời mới của thế kỷ 21 và SpaceX đang là người đi đầu trong việc khai thác lĩnh vực này. Mới đây nhất, một báo cáo từ Business Insider cho biết, SpaceX đang hợp tác với Geometric Energy Corporation, một hãng nghiên cứu và phát triển của Canada, để đưa một tấm bảng quảng cáo khổng lồ vào quỹ đạo Trái Đất.

Samuel Reid, CEO và là đồng sáng lập của GEC, cho biết công ty đang trong quá trình xây dựng một vệ tinh, có tên gọi CubeSat. Một phía của vệ tinh này sẽ bao gồm các màn hình điện tử, nơi hiển thị các logo, hình ảnh quảng cáo cũng như các loại hình nghệ thuật khác.

Vệ tinh CubeSat dự định sẽ được đưa lên bằng tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Sau đó nó sẽ được phóng vào quỹ đạo trong khi tên lửa tiếp tục hành trình đi tới Mặt Trăng. Khi đã lên tới quỹ đạo, một gậy chụp ảnh selfie sẽ ghi lại đoạn băng quảng cáo xuất hiện trên màn hình hiển thị đó và livestream nó trên YouTube hoặc Twitch. Theo Reid, vệ tinh CubeSat sẽ được triển khai vào đầu năm 2022.

Trái với tưởng tượng của nhiều người, sẽ không có tấm biển quảng cáo khổng lồ nào được treo lơ lửng ngoài không gian cả. Sẽ chỉ có một màn hình nhỏ với các hình ảnh quảng cáo trên đó và sau đó nó được livestream về Trái Đất thông qua nền tảng video trực tuyến như YouTube mà thôi.

Để quảng cáo trên CubeSat, khách hàng phải mua các token để giành được vị trí pixel trên màn hình quảng cáo đó, cũng như để xác định các pixel đó sẽ trông như thế nào và thời gian chạy quảng cáo là bao lâu. Tổng cộng có 5 loại token: loại Beta để xác định tọa độ X, loại Rhoe để xác định tọa độ Y, loại Gamma để xác định độ sáng, Kappa để xác định màu sắc và loại XI để xác định thời gian.

Các tổ chức, các nghệ sĩ và bất kỳ ai quan tâm có thể tìm mua các token này bằng cách sử dụng tiền mã hóa và trong tương lai, GEC muốn được giới thiệu hệ thống thanh toán dùng DogeCoin.

Tuy nhiên, công ty chưa cho biết, mức giá cho mỗi token là bao nhiêu. Tuy nhiên, chi phí cho việc phóng một vệ tinh ra ngoài không gian không hề rẻ – dù chỉ là “đi ké” một đoạn đường của Falcon 9 khi nó đang hướng tới Mặt Trăng, cũng như chi phí phát triển vệ tinh đó, có thể thấy việc quảng cáo trên màn hình đó sẽ có giá không hề rẻ.

Nguồn: Internet

'