Category: VỀ JETEK

Top 5 cách đi dây giúp tăng độ gọn gàng và tinh tế cho góc gaming của bạn

Hầu hết những thùng PC gaming hiện nay đều được thiết kế với mặt kính bên hông để phô diễn những linh kiện xinh đẹp của bạn, nhất là những phần cứng có trang bị LED RGB. Vì vậy, việc đi dây sao cho gọn gàng là điều cần thiết giúp thùng máy trong đẹp mắt hơn. Nhiều bạn khá ngại chuyện này thì thấy nó mất công, nhưng thật ra thì làm cũng không quá lâu và đơn giản hơn bạn nghĩ đó. Sau đây, Jetek sẽ hướng dẫn cho các bạn 5 cách đi dây tăng độ “đẹp trai” cho góc gaming của bạn nhé.

Sử dụng nguồn modular hoặc semi-modular

Việc chọn một bộ nguồn (PSU) cho phép bạn tháo rời các dây nối (modular) sẽ cực kì hữu ích nếu bạn muốn chiếc thùng PC của mình nhìn gọn gàng. Thường bạn sẽ không nhất thiết xài tất cả các dây nguồn, và PSU loại modular sẽ cho phép bạn tháo rời những dây không cần thiết đó, giúp tiết kiệm không gian trong thùng PC và bạn cũng sẽ dễ đi dây hơn.

Nguồn Semi-modular Jetek M v2 và Nguồn Full Modular Coirsair RM 650

Trường hợp nguồn modular vượt quá kinh phí thì bạn có thể chọn giải pháp semi-modular nhé. Với bộ nguồn này thì chỉ có 1 vài dây cáp là tháo ra được thôi, nhưng những dây cáp nối liền thường là dây nguồn cho bo mạch chủ nên đằng nào thì bạn cũng cần đến nó. Trường hợp bạn đang sử dụng bộ nguồn không cho phép tháo rời dây thì tuy mất thời gian hơn một chút nhưng vẫn có cách để cho nó gọn gàng hơn nhé. Các bạn có thể tham khảo thêm trong những phần bên dưới.

Chọn thùng máy phù hợp

Phần lớn thùng PC hiện nay đều có chừa rãnh để bạn đi dây, nhưng mỗi thùng sẽ có mỗi kiểu khác nhau. Nếu bạn chuẩn bị mua một chiếc thùng mới thì nên chú ý đến các yếu tố như kích thước (thùng nhỏ thì thường khó đi dây), rãnh luồn dây, khoang gắn nguồn, thanh nẹp cố định đường dây.

Chọn 1 thùng máy phù hợp, rộng rãi, có những khoang riêng sẽ giúp không gian lắp đặt rộng rãi, thuận tiện hơn.

Thùng lớn tất nhiên sẽ chiếm nhiều không gian hơn, nhưng bù lại thì nó thường có nhiều tính năng hỗ trợ cho việc đi dây, cũng như là không gian bên trong rộng rãi thoải mái hơn. Ngoài ra, những thùng này cũng có khoang riêng để gắn nguồn giúp che bớt một phần dây cáp bị dư, hoặc là có sẵn thanh nẹp thì cách đi dây cũng khoa học hơn, thuận tiện hơn.

Dùng dây rút hoặc velcro

Dùng dây rút giúp không gian lắp đặt rộng rãi hơn

Để giúp buộc các bó dây cho gọn, hoặc cố định nó lại thì bạn có thể dùng dây rút cũng khá là tiện lợi. Bạn chỉ việc luồn dây rút qua phần móc trên thùng PC rồi kéo dây lại là xong. Nếu muốn gọn gàng hơn thì bạn có thể cắt bớt phần dây rút bị dư cũng được. Tuy nhiên, dây rút có một nhược điểm là khi muốn tháo ra thì thường bạn phải cắt và bỏ luôn sợi dây rút đó. Do đó, các bạn có thể dùng dây velcro trong trường hợp này để phòng những lúc vệ sinh PC hoặc đi dây lại thì có thể tháo ra dễ dàng và tái sử dụng được nhiều lần nhé.

Hình dung trước cách đi dây

Nếu bạn sử dụng bộ nguồn modular hoặc semi-modular thì có thể cắm tất cả các dây cần thiết vào trước rồi cất vào hộp những dây không dùng đến. Còn nếu nguồn của bạn không cho tháo dây thì hãy lựa ra những sợi không dùng đến rồi buộc nó lại, để nó sang 1 bên, chừa chỗ trống cho những dây cần thiết khác. Phần dây quạt thì bạn có thể xoay chiều của nó sao cho độ dài của dây từ quạt đến chân cắm trên bo mạch chủ vừa đủ dài, tránh trường hợp dây dài quá rồi bị chùn gây mất thẩm mỹ.

Luồn dây nguồn theo trình tự

Những sợi dây cáp của bộ tản nhiệt CPU, quạt tản nhiệt thùng PC, các dây tín hiệu của mặt trước thùng máy thường khá là nhỏ và mảnh, bù lại dây nguồn thì có tiết diện lớn. Vì thế nên bạn nên cắm những sợi dây lớn vào bo mạch chủ trước, tránh trường hợp kết nối mọi thứ xong xuôi rồi phát hiện ra có 1 sợi cuối cùng không cắm vào được vì có dây khác đang choáng chỗ.

Việc luồn dây nguồn theo trình tự sẽ giúp case của bạn nhìn thoáng chỗ hơn rất nhiều đấy.

Khi bạn cắm dây SATA xong xuôi hết rồi thì có thể “tính sổ” đến những sợi dây to, chẳng hạn như dây nguồn bo mạch chủ 24-pin vì nó khá là bự, nếu để cắm sau thì có thể gây một số khó khăn vì phải luồn lách khá nhiều. Bạn nên đi dây theo rãnh (nếu có), men theo phần mép thùng PC, hoặc chỗ nào có lỗ cắt thì bạn luồn đầu dây qua cũng được.

Khi đã kết nối xong xuôi thì bạn nên kiểm tra mọi thứ lại một lần nữa trước khi bấm nút bật máy nhé, nhất là kiểm tra xem bạn đã bật công tắc nguồn lên chưa. Khoang chứa bo mạch chủ sẽ có một phần dây nguồn nối vào, phần dư còn lại sẽ được giấu ở mặt bên kia của thùng PC. Phía sau bo mạch chủ cũng sẽ tươm tất như mặt hông bên kia nếu phần dây dư không quá dài. Khi mọi thứ đã ổn, bạn thấy không cần chỉnh lại đường dây nguồn thì có thể bó dây lại và cố định nó cho gọn gàng, gắn nắp hông lên, và thế là xong.

Phía bên ngoài thùng máy

Ngoài ra, việc lắp ráp thiết kế bàn gaming cũng rất quan trọng giúp tăng tính thẩm mỹ, tính tế hơn đấy

Ngoài thùng PC ra thì bàn gaming cũng nên nhìn gọn gàng để bớt rối mắt. Có một vài cách cơ bản để giấu dây là luồn dây cáp qua phần chân đế của màn hình PC, dùng dây velcro để buộc các bó dây lại, hoặc là gắn nẹp ở cạnh bàn để đi dây bằng đường đó, tránh trường hợp dây nhợ lòng thòng nhìn mất thẩm mỹ. Giải pháp khác là bạn có thể mua bàn phím và chuột không dây, tai nghe không dây để loại bỏ hẳn dây nối, giúp góc gaming nhìn tinh tế hơn. Còn nếu bạn vẫn muốn dùng dây thì có thể mua thêm bungee để giữ dây chuột nhé.

Nguồn máy tính Jetek RM650/750 V3 24 đầu SATA chuyên đào coin CHIA

Khác với Bitcoin, Chia Coin lại khai thác tiền ảo dựa trên ổ cứng. Đồng tiền này được khai thác dựa trên các thuật toán đồng thuận (PoST), PoST sẽ tận dụng không gian trống trên ổ cứng để chạy lệnh đọc/ghi các khối mới trong chuối Blockchain. Cấu hình máy đào Chia Coin cần có sự đầu tư nhiều hơn về ổ cứng HDD thay vì VGA như Bitcoin.

Vì vậy, khi bạn lắp một số lượng ổ cứng lớn để đào CHIA thì điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến là kiếm 1 con PSU có thể lắp càng nhiều ổ cứng càng tốt mà hiệu suất phải ổn định, tiết kiệm năng lượng, an toàn. Jetek xin giới thiệu nguồn máy tính  RM 650/750 V3 chuyên dành cho việc đào coin.

– Nguồn Jetek RM 650/750 V3 sở hữu 24 đầu dây SATA, có thể kết nối tối đa 24 – 30 ổ cứng, giúp tối ưu diện tích lắp đặt cho việc đào coin CHIA.

– Nguồn chuẩn 80 Plus Gold, đạt hiệu suất 90% khi PSU hoạt động 50% công suất giúp tiết kiệm tối đa công suất dòng điện đầu vào. Nếu sử dụng lâu dài, đây là 1 khoảng tiền tiết kiệm đáng kể, đó là chưa tính đến những sản phẩm nguồn đạt chuẩn 80Plus thường có thời gian bảo hành lâu năm, ít hỏng hóc.

– RM 650/750 V3 24 đầu SATA sử dụng công nghệ DC to DC, tích hợp quạt POWERYEAR thông minh giúp tăng hiệu suất nguồn, ổn định dòng điện và bảo vệ linh kiện tốt. Từ đó đảm bảo sự an toàn dù hoạt động trong môi trường ẩm ướt hay điện chập chờn.

HƯỚNG DẪN CHỌN MUA CASE MÁY TÍNH GAMING

Một khi đã lựa chọn đầy đủ linh kiện thiết yếu cho bộ máy tính gaming, bạn sẽ cần một vỏ case để gắn tất cả mọi thứ thành một tổng thể. Vậy lựa chọn case gaming như thế nào để phù hợp với nhu cầu của bạn? Hãy cùng Jetek đi tìm câu trả lời nhé.

Case gaming hiện nay có rất nhiều loại với thiết kế, giá cả và ưu nhược điểm khác nhau. Dàn PC phục vụ nhu cầu trải nghiệm game của bạn gồm các linh kiện chính như: VGA, Main, CPU, Ổ cứng, Fan,… Trong đó, case gaming chủ yếu được phân thành 3 loại chính: Mini Tower, Mid Tower, Full Tower.

Mini Tower

Đây là loại case có kích thước nhỏ gọn, phù hợp cho những ai thích sự linh hoạt, dễ dàng di chuyển trên nhiều địa hình mà vẫn đảm bảo có 1 cỗ máy chiến tốt game hay xây dựng nội dung.

  • Kích thước: cao 35 – 40cm
  • Mainboard: Mini-ATX
  • Không gian lắp đặt VGA: 220 – 270mm
  • Không gian lắp đặt CPU: 60 – 80mm
  • Chứa được 1 ổ cứng SSD, 1 ổ cứng HDD và 3 – 5 ổ trống PCI
  • Có thể lắp được 1 -2 quạt RBG
Case Jetek G9015 – một sản phẩm đến từ thương hiệu Việt Nam được xem là một sản phẩm tối ưu của dòng case mini giá rẻ

Case mini tower có giá dao động từ khoảng 300.000đ – 1.500.000đ

Ưu điểm:

  • Nhỏ gọn, cơ động, thích hợp với không gian nhỏ, người hay di chuyển
  • Giá thành thấp

Nhược điểm:  

  • Không gian chật hẹp nên lắp được ít linh kiện
  • Độ lưu thông khí kém

Mid Tower

Đây là loại case được các game thủ yêu thích nhất vì khả năng nâng cấp cấu hình, phù hợp được với những card đồ họa cao cấp trên thị trường. Case Mid Tower phù hợp với những người không có nhiều nhu cầu lắp ráp cấu hình máy tính nhiều linh kiện nhưng vẫn đảm bảo cấu hình máy ổn định.

  • Kích thước: cao 43 – 53cm
  • Mainboard: ATX / M-ATX / ITX
  • Không gian lắp đặt VGA: 280 – 350mm
  • Không gian lắp đặt CPU: 140 – 170mm
  • Chứa được 1 – 2 ổ cứng SSD, 1 – 2 ổ cứng HDD và 7 – 8 ổ trống PCI
  • Có thể lắp được 5 -7 quạt RBG
Case Jetek Beryl-II là một trong những dòng case mid tower đáng mua nhất ở thời điểm hiện tại

Case mid tower có giá dao động từ khoảng 500.000đ – 10.000.000đ

Ưu điểm:

  • Kích thước vừa phải, thuận lợi cho việc nâng cấp linh kiện
  • Mẫu mã đa dạng, nhiều loại được tích hợp tản nhiệt nước
  • Phù hợp được với những card đồ họa cao cấp
  • Giá thành cạnh tranh

Nhược điểm:

  • Không có tính di động

Full Tower

Case gaming full tower là sự lựa chọn tốt nhất dành cho những người muốn nâng cấp máy tính một cách linh hoạt để không phải thay thế case. Nhưng nếu bạn chọn loại này bạn sẽ cần lưu ý nhiều tới độ làm mát của case vì độ thoát khí của Full Tower kém dễ gây tổn hại cho phần cứng.

  • Kích thước: cao 56 – 86cm
  • Mainboard: E-ATX / ATX / Micro-ATX / Mini-ITX
  • Không gian lắp đặt VGA: 250 – 490mm
  • Không gian lắp đặt CPU: 170 – 240mm
  • Chứa được 3 – 4 ổ cứng SSD, 3 – 4 ổ cứng HDD và 7 – 10 ổ trống PCI
  • Có thể lắp được 10 -12 quạt RBG
Case Full tower Jetek G9018 là con “hàng khủng” có thể đáp ứng mọi nhu cầu lắp ráp cấu hình PC Gaming của bạn

Case full tower có giá dao động từ khoảng 1.500.000đ – 20.000.000đ, thậm chí nhiều dòng case custom có giá lên đến hàng trăm triệu đồng.

Ưu điểm:

  • Không gian rộng rãi, hỗ trợ lắp ráp linh kiện dễ dàng
  • Mô hình case đặc biệt và thiết kế custom
  • Dễ dàng vệ sinh, thay lắp, sửa chữa

Nhược điểm:

  • Giá thành khá cao
  • Kích thước lớn, chiếm nhiều không gian lắp ráp
  • Độ thoát khí thấp, dễ gây tổn gại cho phần cứng

Ngoài việc lựa chọn 1 vỏ case phù hợp, game thủ cũng cần lưu ý những đặc điểm của case như: khoang đĩa SSD, cổng kết nối, đèn LED, bộ lọc bụi, lớp vỏ cách âm,… để PC gaming của bạn đạt hiệu năng tốt nhất nhé!

7749 giờ chiến game với cấu hình máy tính 15 triệu

Với kinh phí khoảng 15 triệu đồng, người dùng có thể tự ráp một chiếc PC cấu hình ổn, hầu như có thể đáp ứng mọi tác vụ, chơi được các game nặng phổ biến.

Tự xây dựng cấu hình rồi mua linh kiện để ráp PC chơi game, như thế sẽ tiết kiệm được nhiều kinh phí và sát với nhu cầu cấu hình, thẩm mỹ của mỗi người. Tuy nhiên, đa số các game thủ hiện nay kiến thức về lắp ráp máy tính vẫn còn hạn chế. Jetek sẽ giúp bạn phần nào hiểu chức năng các thành phần máy tính và đề xuất dàn máy tính giá 15 triệu có thể vừa chiến được hầu hết các game nặng, game online vừa stream.

VGA

Card màn hình rời (VGA) là linh kiện quan trọng nhất của một chiếc PC gaming bởi nó sẽ gánh hết mọi tác vụ về đồ họa.

Với 1 dàn PC Gaming 15 triệu đồng, các bạn có thể lựa chọn Card màn hình NVIDIA Gefore GTX 1650 4gh hoặc AMD Radeon RX 580 Gaming 8GB.

2 card VGA này đều đã được tích hợp và tối ưu hóa khả năng chơi game, giúp hình ảnh trở nên cực mượt, nét, đẹp ở cài đặt cao. Thoải mái cân max seting những game online: LOL, FFO4, CS:GO,… đến chế độ cao những game nặng AAA như Battlefield 5, Shadow of Tomb Raider, Days Gone,…

Bộ xử lý CPU

Trong tầm giá 15 triệu, một CPU tốt nên có ít nhất 4 nhân và hỗ trợ đa nguồn. Theo đó, Intel® Core™ i3-10100F hoặc AMD Ryzen 3 3100 là lựa chọn tối ưu và có hiệu năng xử lý đa nhân tốt nhất trong tầm giá.

Các CPU trên đều cho khả năng đa nhiệm các tác vụ chơi game và xử lý đồ họa tốt, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chơi các tựa game nặng đòi hỏi nhiều hoạt động của CPU.

Nguồn

Nguồn được ví như trái tim của dàn máy tính. Một bộ nguồn tốt sẽ cung cấp dòng điện ổn định cho các thiết bị còn lại dù ở những nơi có dòng điện chập chờn. Bạn nên chọn mua nguồn máy tính có đạt chuẩn 80 Plus quốc tế sẽ đảm bảo chất lượng và tiết kiệm điện.

JETEK S.W.A.T 550W hay CORSAIR CV550 500W là 2 thương hiệu, sản phẩm nguồn máy tính uy tín bởi độ bền sử dụng lâu năm phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Mainboard

Tùy vào loại CPU mà bạn sẽ chọn Mainboard cho phù hợp với chiếc PC Gaming của mình. Nếu bạn sử dụng CPU Intel Core I3 10100F thì Mainboard H410M (giá tham khảo 1,5 triệu đồng) là lựa chọn thích hợp. Nếu bạn sử dụng CPU AMD Ryzen 3 3100 thì dùng Mainboard A320M (giá tham khảo 1,2 triệu đồng) là hợp lý nhất.

Các bo mạch chủ này thường có 2 khe cắm RAM trở lên giúp bạn tận dụng tối đa Dual Channel để tối ưu hiệu năng sử dụng PC Gaming của mình, Dual Channel RAM cũng sẽ giúp các tác vụ Game, đồ họa nhanh hơn, mượt hơn.

Ram

Với 2 thanh RAM KINGMAXTM DDR4 8GB bus 2666MHz (giá tham khảo 1,1 triệu đồng) sẽ giúp tốc độ truyền dữ liệu giữa các linh kiện nhanh hơn và ổn định hơn.

Việc sử dụng 2 thanh RAM 8GB giúp có khả năng Dual Channel cho hiệu suất ấn tượng hơn và nhanh hơn đáng kể so với 1 thanh RAM 16GB.

Ổ cứng

Với khoảng trên dưới 1 triệu đồng, bạn sẽ có thể hướng đến những chiếc SSD 240GB (giá tham khảo 650.000 nghìn đồng) hoặc SSD 256 GB trở lên cho tốc độ đọc ghi cao. Nếu lưu trữ nhiều tài liệu học tập và thư mục game thì bạn nên chọn thêm một ổ cứng HDD dung lượng 1TB.

Case, fan

Việc lựa chọn 1 vỏ Case máy tính đẹp sẽ giúp bạn thể hiện cá tính của mình. Ngoài ra, case và fan còn giải nhiệt liên tục cho các thiết bị lắp ráp bên trong giúp dàn máy tính của bạn hoạt động êm ái, kéo dài tuổi thọ.

Bạn có thể lựa chọn Case gaming Jetek DIMOND kèm fan case JBC-K312ORGH-PROLL sẽ giúp dàn PC của bạn nổi bật, đẹp mắt hơn bao giờ hết.

Case gaming DIMOND kèm fan case JBC-K312ORGH-PROLL đến từ thương hiệu Jetek

Màn hình và phụ kiện PC

Với khoảng chi phí 2 – 3 triệu còn lại thì bạn có thể rước 1 “em” màn hình vừa mắt cùng những phụ kiện PC để mang lại trải nghiệm màu sắc, đồ họa chân thật nhất.

Tổng cộng lại, chi phí cho việc build một dàn PC chuẩn như bài viết sẽ vào khoảng từ 15 đến 17 triệu đồng, tùy theo mức giá biến động của thị trường.

Không chỉ tiết kiệm chi phí, khi bạn tự chủ động lắp ráp 1 dàn máy tính cho chính mình đã là một điều tuyệt vời rồi đúng không nào. Với một dàn PC như thế này, việc chiến game liên tục trong nhiều ngày đã không còn là vấn đề.

Các địa danh ở xứ Huế “tím mộng mơ” trên thùng case Jetek

Nằm trong chiến lược truyền thông “Tự hào thương hiệu Việt”, Jetek đã chọn hoạt tiết in hình các địa danh nổi tiếng cùng màu tím đặc trưng của xứ Huế thơ mộng lên vỏ thùng máy tính của mình. Chúng ta hãy cùng khám phá nhé!

Jetek là thương hiệu duy nhất ở Việt Nam có 17 năm sản xuất, kinh doanh sản phẩm nguồn, vỏ máy tính, cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu ngoại hàng đầu là Corsair, Cooler Master

1. Chùa Thiên Mụ – Chốn linh thiêng và đầy bí ẩn

Chùa Thiên Mụ nổi tiếng với tin đồn “cặp đôi nào yêu nhau cùng lên chùa Thiên Mụ, trở về sẽ chia tay”

Chùa được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chùa còn có tên gọi là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, thuộc phường Kim Long, cách trung tâm TP. Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ có hướng nhìn ra dòng sông Hương, đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế.

Theo sử của triều Nguyễn, trong chuyến du ngoạn, chúa Nguyễn Hoàng đã khám phá ra một nơi có sự kết hợp hài hòa giữa núi và sông – ngọn đồi có chùa Thiên Mụ bây giờ. Người dân địa phương kể lại với chúa Nguyễn Hoàng rằng, nơi đây ban đêm thường có bà lão tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần lục xuất hiện, nói rằng sẽ có người đến đây lập chùa để tụ linh khí, giúp đất nước phát triển hùng mạnh. Nghe chuyện, ông bèn lệnh cho dựng ngôi chùa trên đồi, hướng ra sông Hương và đặt tên Thiên Mụ (thiên là trời, mụ là bà cụ).

Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do đích thân vua Thiệu trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên“ phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (Bà mụ linh thiêng). Mãi đến năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả hai tên khi muốn nhắc đến chùa này.

Ngôi chùa này còn nổi tiếng với tin đồn “cặp đôi nào yêu nhau cùng lên chùa Thiên Mụ, trở về sẽ chia tay” mà người dân Huế ai cũng biết. Theo lời kể, xưa kia, khi chúa Nguyễn còn cai trị ở Đàng trong, tư tưởng lễ giáo phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” rất nặng nề. Thời điểm ấy, một đôi trai gái yêu nhau mặn nồng. Tuy nhiên, cô gái là tiểu thư khuê các, xinh đẹp và là con một vị quan giàu có, còn chàng trai lại mồ côi, nghèo đói. Vì vậy, gia đình cô đã ngăn cấm quyết liệt. Quá đau khổ, cả hai đã cùng nhau ra bến thuyền Mụ (phía trước chùa Thiên Mụ) để tự vẫn.

Trớ trêu thay, chàng trai đã chết dưới dòng sông Hương, còn cô gái lại dạt vào bờ và được dân làng cứu sống. Sau đó, gia đình đã đưa cô về và ép lấy một người giàu có. Thời gian trôi qua, nàng dần quên đi những kỉ niệm với chàng trai năm nào, còn chàng nằm dưới sông Hương, chờ người yêu mà không thấy nên uất hận cho số phận mình và “nhập” vào chùa Thiên Mụ, nguyền rằng, bất cứ đôi trai gái nào yêu nhau đến đây thì tình yêu sẽ đổ vỡ và chia tay. Lời nguyền được người đời truyền tới ngày nay, khiến cho chùa Thiên Mụ Huế thêm linh thiêng và huyền bí.

Tuy nhiên, sư thầy đang tu hành tại chùa Thiên Mụ cho biết: “Chuyện người đời nói ở chùa mang lời nguyền tình duyên là không có. Thời xưa trong khuôn viên chùa cây cối rất nhiều. Các đôi tình nhân thường rủ nhau đến chùa, lợi dụng cây cối trong chùa xanh tốt nên đã làm những chuyện trái với luân thường đạo lý. Không thể chấp nhận được điều đó, người dân đã dựng lên câu chuyện về lời nguyền để giữ sự thanh tịnh cho ngôi chùa”.

2. Đàn Nam Giao

Các vua nhà Nguyễn trồng nhiều cây thông trong lăng tẩm của mình và tổ tiên bởi loài cây này là tượng trưng cho người quân tử

Ngày xưa, các bậc đế vương coi mình là thiên tử – con trời, mà trời là đấng chí tôn giữ gìn vận mệnh và ban phát hạnh phúc cho muôn dân nên thường năm họ đều tổ chức long trọng lễ tế trời rất. Vì là con trời, thay trời trị dân nên đích thân nhà vua phải đứng làm chủ tế đàn để chứng tỏ hiếu nghĩa của một người làm con.

Đàn Nam Giao được xây dựng xong vào năm Gia Long thứ 5 (1806) ở làng Dương Xuân, phía nam Kinh thành Huế. Đây là một tổ hợp các công trình kiến trúc gồm Giao đàn, Trai cung, Thần trù và Thần khố trong khuôn viên hình chữ nhật có diện tích đến 10ha. Trung tâm của khuôn viên đàn Nam Giao là Giao đàn, hướng về phía nam, chữ Giao có nghĩa là vùng đất xung quanh kinh thành, nên được gọi là Đàn Nam Giao.

Đàn Nam Giao gồm 3 tầng: tầng trên cùng là Viên đàn, xây thành hình tròn, tượng trưng cho Trời; hai tầng dưới là Phương đàn, xây thành hình vuông, tượng trưng cho Đất, lối kiến trúc thuận theo thuyết tam tài: thiên địa nhân. Đây là nơi diễn ra các hoạt động lễ nghi chính trong lễ tế Nam Giao.

Trong khuôn viên của Đàn Nam Giao ngày xưa trồng rất nhiều thông, một loại cây tượng trưng cho người quân tử. Khi mới xây đàn xong người ta trồng một cụm thông đứng biệt lập ở phía Nam để tượng trưng cho vua Gia Long. Tại khuôn viên này, mỗi hoàng thân và quan lớn đều phải trồng một cây, ở mỗi cây treo một tấm thẻ bằng đồng hoặc bằng đá khắc tên của người trồng. 1834, vua Minh Mạng cũng đã tự tay trồng 10 cây thông ở gần trai cung và đến bây giờ đã tạo nên một rừng thông xanh ngắt bọc lấy toàn bộ khuôn viên đàn Nam Giao.

Sau khi nhà Nguyễn chính thức cáo chung vào tháng 8 năm 1945, đàn Nam Giao không được sử dụng đúng mục đích, dần dần đổ nát, hoang phế qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam ác liệt, giống như nhiều di tích trong quần thể di tích Cố đô Huế.

3. Lăng vua Khải Định

Lăng vua Khải Định là một kiệt tác kiến trúc kết hợp nhiều trường phái như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Romance, Gothique…

Vua Khải Định tên là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, sinh ngày 08/10/1885. Hoàng tử Bửu Đảo là con trưởng của vua Đồng Khánh và Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu. Khi vua Đồng Khánh mất, hoàng tử Bửu Đảo mới được 4 tuổi, vì còn quá nhỏ nên Lưỡng cung cùng triều đình dưới sự đồng ý của người Pháp quyết định đưa vua Thành Thái lên ngôi. Đến tháng 4/1916, khi vua Duy Tân bị Pháp đưa đi an trí tại đảo Réunion, triều đình Huế và người Pháp lập Bửu Đảo, lúc bấy giờ là Phụng Hóa Công lên ngôi hoàng đế vào ngày 18/5/1916, lấy niên hiệu là Khải Định. Khải Định mất ngày 06/11/1925, tại vị được 9 năm, hưởng thọ 40 tuổi.

Lên ngôi được 4 năm, vua Khải Định đã lệnh cho các quan trong triều giỏi về địa lý, phong thủy đi chọn lựa thế đất tốt để chuẩn bị xây lăng cho mình.

Sau 4 năm xem xét, tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý, vua Khải Định chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Núi Châu Chữ sau đó được đổi tên thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.

Ứng Lăng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 9 năm 1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất. Triều đình Huế đã phải huy động hơn một vạn binh lính, tù nhân mở đường, phá núi, làm toại đạo để tạo ra mặt bằng xây dựng. Công việc nặng nhọc hàng ngày, lại nạn thú dữ luôn rình rập, nên nơi đây đã lưu truyền câu ca nổi tiếng:

Châu Ê ơi hỡi châu Ê,

Khi đi thì có, khi về thì không!

Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy đã trưng tập nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừ,…Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền lên 30%.

Nhà vua cho người sang Pháp mua sắt thép, xi măng, ngói ardoise, sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sành, sứ, thuỷ tinh màu để phục vụ cho việc trang trí. Lăng được chia thành 5 tầng sân cơ bản, càng vào trong càng cao dần lên theo quy luật “ngũ hành tương sinh”. Dưới thời Khải Định, chính quyền Việt Nam đã lọt hẳn vào tay thực dân Pháp nên văn hoá nghệ thuật phương Tây thâm nhập mạnh mẽ vào nước ta.

Các nhà nghiên cứu thường đặt lăng Khải Định ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng… tạo ra từ phong cách kiến trúc. Tổng thể lăng là một khối bê tông hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc cấp, như muốn thể hiện khát vọng tự chủ của ông vua bù nhìn này. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Romance, Gothique… đã để lại dấu ấn đậm nét trên những chi tiết kiến trúc của công trình. Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ, các trụ biểu dạng stoupa của nhà Phật, hàng rào như hệ thống các thánh giá nối kết nhau, nhà bia với những hàng cột hình bát giác, vòm cửa theo lối Romance biến thể… Điều này là kết quả của sự giao thoa văn hoá Đông – Tây trong buổi giao thời và cá tính của vua Khải Định.

Bằng óc thông minh, sự chọn lọc tinh tế và đôi tay tài hoa khéo léo, người thợ Việt Nam đã biến lăng Khải Định trở thành biểu tượng, đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thuỷ tinh màu. Cho dù bị lên án dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng lăng Khải Định đích thực vẫn là một công trình có giá trị cao cả về mặt nghệ thuật và kiến trúc góp phần làm phong phú đa dạng cho quần thể lăng tẩm của nhà Nguyễn, xứng đáng với đôi câu đối:

“Tứ diện hiến kỳ quan, phong cảnh biệt khai vũ trụ

Ức niên chung vượng khí, giang sơn trường hộ trừ tư”

4. Kỳ Đài Huế

Kỳ Đài – Một minh chứng rõ rét cho sự thăng trầm của lịch sử

Kỳ Đài là di tích kiến trúc thời nhà Nguyễn nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 tức 1807 cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa. Kỳ Đài gồm hai phần: đài cờ và cột cờ.

Đài cờ gồm ba tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau với chiều cao khoảng 17,5m. Ðỉnh mỗi tầng có xây một hệ thống lan can cao 1 m được trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng. Nền ba tầng lát gạch vuông và gạch vồ, có hệ thống thoát nước mưa xuống dưới. Trước đây còn có hai chòi canh và tám khẩu đại bác.

Cột cờ nguyên xưa làm bằng gỗ, gồm hai tầng, cao gần 30 m. Năm Thiệu Trị thứ 6 năm 1846, cột cờ được thay bằng một cây cột gỗ dài hơn 32m. Đến năm Thành Thái thứ 16 tức 1904, cột cờ này bị một cơn bão lớn quật gãy, nên sau phải đổi làm bằng ống gang. Năm 1947, khi quân Pháp tái chiếm Huế, cột cờ lại bị pháo bắn gãy một lần nữa. Năm 1948, cột cờ bằng bê tông cốt sắt với tổng chiều cao 37m  mới được xây dựng như hiện nay.

Kỳ Đài và một đoạn thành Huế Thời Nguyễn, trong tất cả các dịp lễ tiết, chầu mừng, tuần du cho đến việc cấp báo đều có hiệu cờ. Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu. Thỉnh thoảng, lính canh phải trèo lên Vọng Đẩu dùng kính Thiên lý quan sát ngoài bờ biển. Ngày 23 tháng 8 năm 1945, sau khi Bảo Đại thoái vị, lá cờ đỏ sao vàng đã thay thế cho là cờ hình quẻ ly của triều đình Nguyễn.

Trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên trong 26 ngày đêm. Đến ngày 24 tháng 2 năm 1968, đại đội Hắc Báo, thuộc sư đoàn bộ binh 1 Quân lực Việt Nam Cộng Hòa chiếm lại kỳ đài và hạ lá cờ này xuống. Ngày 26 tháng 3 năm 1975, sau khi giành thắng lợi trong Chiến dịch Huế – Đà Nẵng, lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lại được kéo lên kỳ đài.

5. Nghênh Lương Đình

Trước đây, người ta phải ngăn con đường đi từ cửa Thể Nhơn (dân gian còn gọi là cửa Ngăn) ra Nghênh Lương Đình, không cho ai qua lại hoặc thấy mặt Vua

Nghênh Lương Đình là một nhà thủy tạ, dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát. Trước đây, người ta phải ngăn con đường đi từ cửa Thể Nhơn (dân gian còn gọi là cửa Ngăn) ra Nghênh Lương Đình, không cho ai qua lại hoặc thấy mặt vua.

Tòa nhà này được dựng năm Tự Đức thứ 5 (1852) ở bờ Bắc sông Hương, đối diện với Phu Văn Lâu.

Nghênh Lương Đình có kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái. Phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài. Bộ khung gỗ ở phần trên, nhất là các vì vỏ cua, hệ thống liên ba được chạm trổ công phu. Mái nhà chính lợp ngói hoàng lưu ly, hai nhà vỏ qua lợp ngói liệt men vàng. Nền cao 90cm, bó vỉa bằng gạch vồ, đá thanh, có 13 bậc tam cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước. Cảnh quan xung quanh Đình thoáng đãng, thơ mộng.

Tuy không phải là một công trình đặc sắc về kiến trúc hoặc có quy mô lớn, nhưng Nghênh Lương Đình là một bộ phận không thể tách rời của cụm kiến trúc Nghênh Lương Đình-Phu Văn Lâu và Kỳ đài. Nghênh Lương Đình còn đi vào người bằng cái tên “bến Văn Lâu” trong đoạn ca dao bất hủ:

Chiều chiều trước bến Văn Lâu

Ai ngồi, ai câu

Ai sầu, ai thảm

Ai thương, ai cảm

Ai nhớ, ai trông

Thuyền ai thấp thoáng bên sông

Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non.

6. UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế

Là một “công trình kiến trúc được xây dựng thời Pháp” do các cơ quan nhà nước quản lý, sau 2 cuộc chiến tranh Pháp, Mỹ đã được tu sửa để làm trụ sở HĐND & UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Hiện tỉnh Thừa Thiên – Huế đang xây dựng khu hành chính tập trung tại khu A – khu đô thị An Vân Dương. Sau khi khu này hoàn thành, trụ sở làm việc của HĐND và UBND tỉnh sẽ di chuyển về đây, dành khu nhà đất ở số 16 Lê Lợi làm Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

7. Nghi Môn (Phương Môn)

Nghi Môn hay còn gọi là Phương Môn, là một kiến trúc độc đáo nằm trong Đại nội Kinh thành Huế

Nghi Môn nối Ngọ Môn với Sân Đại Triều Nghi phía trước là chiếc cầu Trung Đạo bằng đá, bắc qua hồ Thái Dịch. Hồ được đào năm 1833 dùng thả sen và nuôi cá cảnh, xung quanh hồ là những cây sứ cổ thụ tỏa ngát hương thơm.

Tại hai đầu cầu có dựng Nghi Môn bằng đồng đúc nổi rất kỳ công gọi là “Long vân đồng trụ”. Trên các ngách trang trí pháp lam ngũ sắc và cả hai mặt đều có gắn bốn chữ hán với các nội dung: “Chính Trực Đẳng Bình” và “Cư Nhân Do Nghĩa” ở Nghi môn phía Nam – gần với vị trí Ngọ Môn, “Cao Minh Du Cửu” và “Trung Hòa Vị Dục” ở Nghi môn Phía Bắc, tức Nghi môn phía đối diện.

8. Cầu Trường Tiền

Khách du lịch mà chưa đứng trên cầu Tràng Tiền là “chưa đi tới Huế”

Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế, ngay sát kinh thành.

Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép. Trước đó những cây cầu được xây dựng đều là công trình ngắn, bằng vật liệu tre, gỗ… không bền vững.

Thủa ban đầu, tên chính thức của cây cầu thép bắc qua sông Hương là Thành Thái, rồi Clémenceau, Nguyễn Hoàng… Nhưng vì ngày trước đối diện phía tả ngạn của cầu có một xưởng đúc tiền của Triều Nguyễn, nên người dân nơi đây quen gọi là cầu Trường Tiền.

Mùa thu năm 1896, vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt và nhấn mạnh: “Chính trị nhân đức không gì quan trọng bằng gia ơn cho dân. Gần đây, phàm tiến hành làm các cầu đường là để tiện cho dân vậy. Nay theo lời Cơ Mật viện tâu nói phía trước sông Hương là quan lộ, nghĩ nên làm một chiếc cầu sắt để tiện thông hành, duy vì phí tổn rất lớn nên còn phải chờ tính toán trù biện”.

Theo nhà văn Bửu Ý (80 tuổi, phường Phú Hội, TP Huế), lúc bấy giờ việc xây cầu qua sông Hương không dễ dàng vì đây vốn là dòng sông duyên dáng, tình tứ.

“Điều kiện thi công thời đó chưa được như bây giờ. Huế đứng trước một thử thách là làm sao có cây cầu bắc qua sông, tạo thuận lợi cho người dân qua lại nhưng cần hết sức tránh xây một công trình quá thô ráp sẽ làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên”, nhà văn nói.

Một năm sau khi vua Thành Thái ban chỉ dụ xây dựng cầu sắt, tháng 4/1897, Toàn quyền Đông Dương Doumer đến Huế và bàn bạc với triều đình tập trung đầu tư để có công trình bền vững lâu dài.

Nhà vua sai bộ Hộ trích giao 190.000 đồng, số còn thiếu do phía Pháp giúp đỡ. Việc thi công cầu được giao cho hãng Eiffel.

Khi cầu Trường Tiền bắt đầu được xây dựng, vua Thành Thái là người đặt viên đá đầu tiên. Sau hai năm, cây cầu gồm 6 nhịp dầm bằng thép hình chiếc lược ngà (bán nguyệt), nền lát gỗ lim được hoàn thành.

Người dân xứ Huế quen với câu ca “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp…”, nhưng chính xác cầu có sáu nhịp và 12 vài kết với nhau thành 6 cặp. Cầu có chiều dài khoảng hơn 400 mét tính từ hai mố, nếu tính cả đường dẫn thì độ dài của Trường Tiền khoảng 453 mét, lòng cầu rộng sáu mét. Lúc mới xây dựng, cầu chưa có phần lề dành cho người đi bộ.

“Có thể nói Nhà thầu Eiffel của Pháp đã bỏ nhiều công sức trong việc thiết kế và thi công cầu Trường Tiền. Hình dáng cây cầu với màu nhũ bạc của buổi đầu xây dựng đã tô điểm thêm vẻ đẹp của dòng Hương”, nhà văn Bửu Ý nhận xét.

Kể từ khi Trường Tiền hoàn thành vào năm 1899, người dân xứ Huế đã ba lần chứng kiến cây cầu này đổ sập xuống dòng sông Hương.

“Đây có lẽ là cây cầu nhiều lần gãy nhịp và được dựng lại nhất ở Việt Nam”, nhà văn Bửu Ý nói.

Khi mới hoàn thành, là một cây cầu thép vững chắc với kết cấu và kỹ thuật xây dựng văn minh của phương Tây – cầu Trường Tiền khiến cho chính quyền và nhà thầu hết sức tự hào.

Không ngờ chỉ sau 5 năm (năm Nhâm Thìn – 1904), cơn bão lịch sử đã xô đổ cây cầu thép; cầu có 6 vài thì 4 bị hất đổ xuống lòng sông. Năm 1906, cầu được tu sửa lại và mặt cầu đổ bê tông thay vì lót gỗ lim như trước.

Đến năm 1937, dưới thời vua Bảo Đại, chính quyền tu sửa cầu Trường Tiền với quy mô lớn, đặc biệt là xây dựng thêm hành lang phía ngoài cho người đi bộ, đi xe đạp và 10 vị trí bao lơn ngắm cảnh.

Ngày 19/12/1946, theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến của ta, cầu Trường Tiền bị giật sập để chặn bước quân Pháp. Lúc 2 giờ sáng, một tiếng nổ lộng óc làm rung chuyển cả thành phố. Chiếc vài cầu Trường Tiền tại vị trí nổ bị nâng lên cao, sau đó sập xuống, lệch với nhịp tiếp giáp đến 3 mét. Cuộc kháng chiến ở Cố đô Huế đã mở màn như vậy.

Mãi đến năm 1953, việc tái thiết nguyên dạng cầu mới được thực hiện.

13 năm sau, mùa xuân Mậu Thân, cầu Trường Tiền một lần nữa bị giật sập trong chiến tranh. Đêm 7/2/1968, một tấn thuốc bom đã làm sập nhịp cầu số 4, phá hủy hoàn toàn trụ cầu thứ 3. Sau đó, một chiếc cầu phao lát gỗ theo kiểu dã chiến được dựng lên.

Đã là người dân xứ Huế thì ai nấy đều thuộc lòng mấy câu ca:

Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp

Em theo không kịp, tội lắm anh ơi!

Bấy lâu mang tiếng chịu lời

Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa

Năm 1905, chiếc cầu được đúc lại bằng bê tông cốt thép, nên có câu:

Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại

Cầu Trường Tiền đúc lại xi-moong

Ơi người lỡ hội chồng con

Về đây gá nghĩa vuông tròn nước non…

Qua hơn 100 năm tồn tại, Cầu Trường Tiền mang nặng bao tâm tình của người dân xứ Huế và chất chứa bao nỗi niềm của du khách khắp nơi khi có dịp ghé thăm. Đứng trên cầu đổ bóng xuống dòng sông Hương xuôi dòng, ngó về đầu cầu phía bắc có phường Phú Hòa có lịch sử lâu đời rất sầm uất, trông về phía đầu cầu phía nam có phường Phú Hội đang trên đà phát triển, mới thấy được Cầu Trường Tiền có ý nghĩa lớn lao thế nào đối với xứ Huế.

Đứng trên cầu ta dường như được quay lại những năm tháng oai hùng, được ghi vào lịch sử nước nhà. Ta lại đảo mắt nhìn xuống dòng Hương Giang vẫn lững lờ trôi, điểm tô thêm vài chiếc thuyền rồng Huế trôi nhè nhẹ, đâu đó ban đêm lại nghe những khúc hát của ca trù Huế vang lên khiến con tim xao xuyến đến chi lạ. Chiếc cầu lại càng thêm lung linh hơn nữa khi vào màn đêm, những ánh đèn được phát ra những gam màu nổi bật như tím, xanh, vàng, đỏ… làm cho cây cầu rực rỡ, huyền ảo.

Cầu Trường Tiền theo thời gian vẫn chất chứa một vẻ đẹp mặn mà rất đặc trưng của xứ Huế. Nếu bạn chưa có dịp đến thăm thì thử một lần du lịch Huế chắc chắn cũng sẽ bị vẻ đẹp ấy thu hút.

Ảnh: internet

Fanpage Jetek: Tại đây

Jetek thay đổi địa chỉ chi nhánh, TTBH 2 miền Bắc, Nam

Jetek xin thông báo đến quý khách hàng, đối tác về việc chuyển chi nhánh, TTBH ở 2 miền Bắc, Nam đến vị trí mới đó là:

– Chi nhánh, TTBH miền Bắc => Đô thị StarLake – khu Shophouse H6 SH31, Nguyễn Văn Huyên, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

(Tel: 024.35122109).

– Chi nhánh miền Nam => Lầu 3, số 40 đường số 85, P. Tân Quy, Q. 7, TP. HCM

(Tel: 028.37752280).

– TTBH miền Nam => 307 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Thuận Đông, Q. 7, Tp. HCM

(Tel: 028.37751456).

Trân trọng!

JETEK THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU

Kính gửi: Quý khách hàng và Quý đối tác,

Năm 2020 là một năm ghi dấu những phát triển của Jetek trong việc nỗ lực đổi mới để mang tới cho Quý Khách hàng và Đối tác chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Tiếp nối các thành công đã đạt được, tiếp thu những ý kiến quý báu của Quý vị để tự hoàn thiện mình, chúng tôi cam kết sẽ không ngừng sáng tạo và nâng cao chất lượng phục vụ để mang tới Quý vị những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất mang thương hiệu Jetek của Việt Nam.

Chúng tôi tin tưởng và kỳ vọng vào mối quan hệ hợp tác giữa Quý vị và Jetek trong năm mới 2021 sẽ ngày càng phát triển và bền chặt.

Bên cạnh đó, để thuận tiện cho Quý khách hàng và Quý đối tác sắp xếp công việc, Jetek kính gửi đến Quý vị lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Tân Sửu như sau:

– Jetek sẽ bắt đầu nghỉ Tết từ ngày 11/02/2021 (30 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 16/02/2021 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch).

– Jetek sẽ trở lại phục vụ Quý khách vào ngày 17/02/2021 (mùng 6 tháng Giêng Âm lịch).

Trong thời gian nghỉ Tết, trường hợp Quý vị cần hỗ trợ vui lòng liên hệ: 090.3525.229 – 035.3266.472

Một lần nữa, Jetek xin kính chúc Quý khách hàng và Quý đối tác mùa xuân mới tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và tài lộc.

Xin chân thành cảm ơn!

Huetronics xây dựng kinh tế phát triển bền vững, nói không với rác thải điện tử

Với tốc độ phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật, rác thải điện tử đang tăng lên một cách nhanh chóng. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, tạo ra các phản ứng hóa học tiêu cực, rác thải điện tử còn gây ra các bệnh về da, hô hấp, nhiễm độc cơ thể thậm chí ung thư và suy giảm nhận thức đối với sức khỏe con người.

Quang cảnh bãi phế liệu điện tử lớn nhất châu Phi ở Ghana
vào ngày 23-5-2019. Ảnh: Getty Images.

Là một doanh nghiệp tiên phong trên cả nước trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm điện tử, Huetronics nhận thức rõ mối nguy hại của rác thải điện tử, qua đó thực hiện nghiêm túc việc xử lý loại chất thải này để góp phần tạo nên ý thức chung trong cộng đồng, cùng chung tay xây dựng phát triển bền vững cho con người.

Huetronics xử lý triệt để mối nguy rác thải điện tử, chung tay xây dựng phát triển bền vững.

Tổ Lão hóa nhà máy sản xuất Huetronics

Tổ Lão hóa là bộ phận vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất nguồn máy tính Jetek. Công việc này đòi hỏi sự tập trung cao và sự cẩn thận của người thực hiện.

Sơ đồ nhân sự tổ Lão hóa nhà máy sản xuất nguồn máy tính Jetek

Bởi đặc thù về công việc, tổ lão hóa có khung giờ làm việc vào buổi tối. Các thành viên trong tổ phải luôn vận hành máy đúng cách và đảm bảo nguồn được kiểm tra đúng thời gian trong buồng lão hóa.

Các thành viên trong tổ phải luôn vận hành máy đúng cách và đảm bảo nguồn được kiểm tra đúng thời gian

Tổ Bán thành phẩm nhà máy sản xuất Huetronics

Tổ Bán thành phẩm là bộ phận quan trọng trong quy trình sản xuất nguồn máy tính Jetek.

Sơ đồ thành viên tổ Bán thành phẩm nhà máy sản xuất Huetronics

Sau khi nhận board mạch và linh kiện đã được kiểm tra chất lượng từ tổ Hàn Bù, tổ Bán thành phẩm sẽ thực hiện các nhiệm vụ cần thiết để hoàn thành sản phẩm.

Nguồn Jetek sẽ được lắp ráp, kiểm tra lại hoạt động của quạt và board mạch bằng máy, đảm bảo chất lượng thành phẩm đạt kết quả cao, không xảy ra lỗi khi đến tay người tiêu dùng.

Huetronics mong muốn tạo ra được nhiều việc làm và đào tạo người lao động có tay nghề cao, đáp ứng được tiến bộ của xã hội

Các sản phẩm vượt qua kiểm tra máy sẽ tiếp tục được kiểm tra chất lượng các bộ phận ngoại quan. Sau quy trình này, nguồn Jetek đã gần như hoàn thiện, sẵn sàng chuyển sang giai đoạn lão hóa sản phẩm.

'